ẢNH: Chiếc MiG-21 được Thủ tướng công nhận là Bảo vật quốc gia

Duy Cận |

(Soha.vn) - Chiếc MiG-21 F96 mang số hiệu 5121 là một trong hai hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

MiG-21 MF hay còn gọi là MiG-21 F96 thuộc thế hệ thứ 3 của dòng máy bay MiG-21, bắt đầu được sản xuất vào năm 1970. Tháng 7 năm 1972, chiếc MiG-21 F96 số hiệu 5121 được Liên Xô chuyển giao cho phía Việt Nam. Sau đó chiếc máy bay này được trang bị cho Đoàn không quân Sao Đỏ (Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn 371).

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không diễn ra vào tháng 12 năm 1972, MiG-21 F96 số hiệu 5121 đã tham chiến và lập thành tích bắn hạ 5 máy bay Mỹ trong đó có 1 "Pháo đài bay" B-52. Đặc biệt hơn, người phi công lái chiếc máy bay 5121 này chính là anh hùng Phạm Tuân.

Chi tiết về cuộc không chiến giữa Bảo vật Quốc gia MiG-21 F96 số hiệu 5121 và "Pháo đài bay" B-52 của Mỹ chắc hẳn ít người được biết. Vào khoảng 20h22' ngày 27/12/1972, Trung đoàn không quân 921 nhận lệnh từ Bộ tư lệnh Không quân, bí mật đưa phi công Phạm Tuân cùng chiếc máy bay MiG-21 5121 xuất kích tại sân bay Nội Bài lên Yên Bái với quyết tâm bắn hạ "Pháo đài bay" B-52 của Mỹ. Với sự chỉ dẫn của đài chỉ huy mặt đất, đồng chí Phạm Tuân đã phát hiện ra máy bay B-52 cùng tốp tiêm kích hộ tống F-4 của địch.

Khi còn cách đội hình địch khoảng 40 km, phi công Phạm Tuân xin phép thả thùng dầu phụ, bật tăng lực đưa máy bay lên độ cao ngang đội hình B-52. Ngay sau đó khi phát hiện ra đội hình địch gồm 2 chiếc B-52 bay cách nhau 2-3 km, đồng chí Phạm Tuân đã bình tĩnh kiểm tra công tắc, điều chỉnh lại đường ngắm và bắn liền 2 quả tên lửa K-13. Trong cuộc tấn công này, chiếc MiG-21 5121 đã tiêu diệt được một máy bay B-52. Cùng lúc đó tại sở chỉ huy, trên màn hình hiện sáng đã ghi lại hình ảnh chiếc "Pháo đài bay" B-52 của địch bị bốc cháy

Ngay sau đó, đồng chí Phạm Tuân tắt tăng lực, lật ngửa máy bay vòng sang trái, hạ độ cao về hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái. Ngay trong đêm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện khen ngợi bộ đội không quân lập công xuất sắc. Ngày 3/9/1973, đồng chí Phạm Tuân được Chính phủ tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với chiến công bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ.

Sau chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, máy bay 5121 được chuyển làm nhiệm vụ huấn luyện, tiêu diễn, diễn tập tới hết năm 1985. Đến năm 1986, chiếc máy bay MiG-21 F96 số hiệu 5121 được điều về Trung đoàn không quân 920 thuộc Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật không quân (nay là Trung đoàn 940 - Trường sỹ quan Không quân) để tham gia vào quá trình huấn luyện, đào tạo phi công quân sự.

Năm 1989, máy bay MiG-21 5121 được điều động về Trung tâm huấn luyện thực hành - Trường sỹ quan không quân làm nhiệm vụ huấn luyện thực hành khai thác sử dụng dưới mặt đất, đào tạo nhân viên kỹ thuật, phục vụ tham quan ngoại khoá cho học viên phi công.

Từ ngày 10 đến 15/10/2007, máy bay được vận chuyển về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm hiện vật trưng bày và chiếc MIG-21 F96 số hiệu 5121 đã trở thành một vật chứng lịch sử ghi dấu những năm tháng bảo vệ tổ quốc của Không quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 1/10/2012, chiếc MiG-21 huyền thoại này cùng với 29 hiện vật khác đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là "Bảo vật quốc gia"

Dưới đây là một số hình ảnh về "Bảo vật quốc gia" đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam:

Toàn cảnh chiếc máy bay MIG-21 F96 số hiệu 5121 được công nhận bảo vật quốc gia

Toàn cảnh chiếc máy bay MiG-21 F96 số hiệu 5121 được công nhận Bảo vật quốc gia

Máy bay MIG-21 F96 số hiệu 5121 được sản xuất năm vào những năm 1960 và được Liên Xô chuyển giao sang cho Việt Nam vào tháng 7 năm 1972.

Máy bay MiG-21 F96 số hiệu 5121 thuộc dòng MiG-21 MF bắt đầu được sản xuất vào năm 1970 và được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào tháng 7 năm 1972.

Thùng dầu phụ phía dưới của MIG-21 F96 số hiệu 5121.

Thùng dầu phụ có sức chứa 450 lít

Khoang lốp trước của máy bay

Khoang chứa càng trước của máy bay

Khoang lốp sau của máy bay.

Khoang chứa càng sau của máy bay.

Giá lắp tên lửa bên cánh của máy bay 5121.

Giá lắp tên lửa trên cánh máy bay 5121.

Pháo GSh-23 23mm

Pháo GSh-23 23mm

Động cơ Tumansky R-25-300 có sức đẩy 7.065kg

Động cơ Tumansky R-13-300 có sức đẩy 7.065 kg giúp máy bay đạt tốc độ Mach 2

5 ngôi sao tượng trưng cho 5 chiếc máy bay địch đã bị 5121 bắn hạ.

5 ngôi sao tượng trưng cho 5 máy bay địch đã bị MiG-21 5121 bắn hạ.

MiG-21 của Không quân Việt Nam

 Những hình ảnh mới nhất của Bảo vật quốc gia - Xe tăng 843.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại