10 “ông trùm” vũ khí hàng đầu thế giới

Anh Dũng |

Theo xếp hạng của SIPRI, Lockheed Martin, Boeing, Raytheon... là những nhà sản xuất và kinh doanh vũ khí hàng đầu thế giới.

Sản xuất vũ khí là hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận rất lớn.

Vào tháng 12/2014, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố kết quả phân tích sản xuất và bán vũ khí thế giới.

Báo cáo của SIPRI liệt kê 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới với ước tính số tiền lợi nhuận thu được từ việc sản xuất và bán vũ khí đạt 400 tỷ USD.

Dưới đây là 10 nhà sản xuất và kinh doanh vũ khí lớn nhất trong số đó:

1. Lockheed Martin (Mỹ): 35,49 tỷ USD

Đứng đầu trong danh sách nhà sản xuất và bán vũ khí lớn nhất thế giới phải kể đến tập đoàn Lockheed Martin (trụ sở tại Maryland).

A pilot peers up from his F-22 Raptor while in-flight, showing the top view of the aircraft. The terrain of Nevada can be seen below mostly cloudless skies. Aircraft is mostly gray, apart from the dark cockpit windows.

Ngoài tên lửa, các hệ thống máy tính và cảm biến, tập đoàn này còn sản xuất các loại vũ khí hiện đại nổi tiếng cho Mỹ và các đồng minh như:
- Máy bay vận tải C-130 Hercules, C-5 Galaxy;

- Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor và F-35 Lightning II;

- Pháo phản lực phóng loạt M270;

- Xe bọc thép hạng nhẹ, tàu chiến, các hệ thống chiến đấu Aegis, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident.

Hiện nay, Lockheed Martin đang chế tạo các hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 và THAAD.

2. Tập đoàn Boeing (Mỹ): 30,7 tỷ USD

Đây là tập đoàn nổi tiếng khắp thế giới trong lĩnh vực sản xuất máy bay chở khách với các sản phẩm như máy bay Boeing 747, 777 và 787.

Bên cạnh đó, Boeing cũng là một trong những “ông trùm” lớn trên thị trường vũ khí quân sự.

Các sản phẩm quân sự nổi tiếng của tập đoàn như trực thăng tấn công AH-64 Apache, máy bay chiến đấu F-15 Strike Eagle và F-18 Super Hornet...

Ngoài ra, Boeing còn là nhà sản xuất bom thông minh JDAM, tên lửa chống hạm Harpoon.

3. Tập đoàn BAE Systems (Anh): 26,8 tỷ USD

BAE Systems là tập đoàn gồm một số công ty thông tin liên lạc, kỹ thuật vũ trụ và đóng tàu của Anh, được thành lập năm 1999.

Đây là Tập đoàn sản xuất xe chiến đấu CV90, tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu phóng ngư lôi và tàu sân bay lớp “Queen Elizabeth”.

4. Tập đoàn Raytheon (Mỹ): 21,95 tỷ USD

Có trụ sở tại Massachusetts, tập đoàn Raytheon là nhà sản xuất tên lửa tàng hình HARM, tên lửa chống tăng TOW, các hệ thống tên lửa phòng không Sparrow và Sidewinder cho Mỹ và đồng minh.

Các hệ thống tên lửa nổi tiếng nhất của tập đoàn là tên lửa phòng không Patriot và tên lửa chống tăng Javelin (phiên bản khác phiên bản sử dụng trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh).

5. Tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ): 20,22 tỷ USD

Là nhà sản xuất vũ khí lớn, có trụ sở tại Virginia. Northrop Grumman được biết đến với các sản phẩm hàng không nổi tiếng.

Tập đoàn được thành lập năm 1994 sau khi Northrop mua lại nhà sản xuất máy bay và tàu vũ trụ - công ty Grumman.

Hiện nay, Northrop Grumman nghiên cứu, sản xuất và bán các thiết bị quân sự, gồm các hệ thống thủy âm và radar, động cơ tàu và các hệ thống chống tên lửa.

Máy bay tàng hình B-2 của tập đoàn từng tham gia vào các sứ mệnh quân sự từ năm 2009 tại Kosovo, có khả năng mang trên khoang các bom hạng nặng với trọng lượng khoảng 36 tấn.

6. Tập đoàn General Dynamics (Mỹ): 18,66 tỷ USD

General Dynamics được thành lập từ năm 1899, khi đó nó được biết đến là nhà sản xuất tàu ngầm.

Hiện nay, tập đoàn sản xuất vũ khí và các thiết bị dùng cho tất cả các loại vũ khí mặt đất, trên không, mặt nước và vũ trụ từ các hệ thống máy tính đến tên lửa Stinger và Tomahawk.

Khách hàng chính của tập đoàn là các quốc gia như Ai Cập, Arab Saudi và các lực lượng quân sự Mỹ.

7. Tập đoàn EAD /Airbus Group (Châu Âu): 15,7 tỷ USD

Công ty European Aeronautic Defence và Space Company hợp nhất thành công ty châu Âu, được tái cơ cấu thành Tập đoàn Airbus Group vào năm 2014.

Dường như tất cả chúng ta đều biết về Airbus, tập đoàn nổi tiếng với các sản phẩm máy bay chở khách, gồm A-380 nhưng ít nghe về các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và vũ trụ của tập đoàn.

Ngoài sản xuất, kinh doanh các loại phương tiện vận chuyển và tàu vũ trụ khác nhau, tập đoàn còn giúp 7 nước châu Âu và các nước khác trên thế giới trong việc sản xuất máy bay Eurofighter Typhoon.

Công ty con của tập đoàn còn sản xuất trực thăng, trong đó gồm cả trực thăng chiến đấu hiện đại Eurocopter Tiger.

8. Tập đoàn United Technologies Corporation (Mỹ): 11,9 tỷ USD

Tập đoàn United Technologies Corporation có trụ sở tại Connecticut, được biết đến là tập đoàn với các sản phẩm dân sự và quân sự.

Bên cạnh việc sản xuất và bán máy bay, tập đoàn còn sản xuất các động cơ hàng không Pratt & Whitney dùng cho máy bay tiêm kích, ném bom và huấn luyện 27 nước trên thế giới.

Các động cơ này được sử dụng cho các máy bay tiêm kích tàng hình hiện đại như F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

9. Tập đoàn Finmeccanica (Italia): 10,56 tỷ USD

Finmeccanica là một trong những tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và chuyên sản xuất các loại vũ khí dùng cho lục quân, hải quân và không quân.

Trong lĩnh vực hệ thống và thiết hàng không, tập đoàn nổi tiếng với các thiết bị radar, các hệ thống điện tử hàng không và liên lạc vô tuyến điện được lắp đặt trên máy bay.

Ngoài ra, công ty con của tập đoàn còn sản xuất các máy bay trực thăng AgustaWestland, gồm Mangusta và phiên bản Apache sản xuất theo giấy phép.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới sử dụng xe tăng Ariete, các hệ thống tên lửa đối hạm, ngư lôi và các hệ thống phòng không do tập đoàn cung cấp.

10. Tập đoàn Thales (Pháp): 10,37 tỷ USD

Tập đoàn Thales được thành lập tại Paris vào năm 2011, nổi tiếng trên thị trường dân sự và quân sự bởi sản xuất các thiết bị hàng không và hệ thống vô tuyến.

Hơn một nửa doanh thu của tập đoàn đến từ các hợp đồng quân sự. Tập đoàn sản xuất từ radar đến các hệ thống phòng cháy cho tàu, xe bọc thép và thiết bị bay không người lái.

Ngoài ra, tập đoàn tiếp tục xuất khẩu các tên lửa Starstreak để phòng không và hệ thống điều khiển xe bọc thép từ xa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại