Trong vài tháng qua, đã có một loạt các sự cố đáng báo động giữa máy bay quân sự của Mỹ và Nga. Hầu hết các trường hợp đều liên quan đến việc máy bay do thám của Mỹ bay gần bờ biển Nga tiếp giáp với Biển Đen - được cho là trong không phận quốc tế.
Đó là một hành động thiếu thận trọng có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc đối đầu rộng lớn hơn, rất nguy hiểm.
Khu vực Biển Đen chắc chắn là tâm chấn của những đợt như vậy. Ngày 30/7, một tiêm kích phản lực Su-27 của Nga đã đánh chặn hai máy bay do thám của Mỹ.
Theo các quan chức Nga, đây là lần thứ tư trong tuần cuối cùng của tháng 7, họ bắt gặp máy bay Mỹ trong khu vực đó tiếp cận bờ biển Nga. Tuy nhiên, một vụ đánh chặn khác đã diễn ra vào ngày 5/8, một lần nữa liên quan đến hai máy bay do thám của Mỹ.
Nhà phân tích Jason Ditz của Antiwar.com lưu ý rằng mặc dù các quan chức Mỹ không bình luận về lý do tại sao những chiếc máy bay do thám đó lại có mặt ở đó, "Mỹ dường như có mối quan tâm ngày càng lớn đến Biển Đen khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và thành viên NATO là Romania liên quan đến quyền kiểm soát vùng biển."
Sau sự cố ngày 30/7, các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Su-27 của Nga đã "làm rung chuyển" máy bay Mỹ, tạo ra một mối nguy hiểm không cần thiết. Đây là phản ứng thường xuyên của Mỹ đối với những cuộc gặp gỡ như vậy.
Vào tháng 1/2018, Lầu Năm Góc khẳng định rằng một máy bay chiến đấu của Nga đã xuất hiện cách máy bay Hải quân Mỹ trong vòng 5 feet trong một sự cố trên Biển Đen.
Tương tự, vào tháng 9/2016, Washington cáo buộc rằng một máy bay chiến đấu của Nga đã bay cách máy bay Mỹ mà nước này đang cố gắng đánh chặn trong vòng 10 feet.
Theo National Interres, có hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm vụ đánh chặn máy bay quân sự của Mỹ và NATO mỗi năm, không chỉ ở khu vực Biển Đen mà còn trên Biển Baltic và các khu vực dọc biên giới đất liền giữa các thành viên NATO và Liên bang Nga. Ngoài ra, các vụ việc rắc rối còn liên quan đến việc máy bay Nga "làm chao đảo" các tàu của Mỹ và NATO.
Mặc dù cả hai bên đều có thể bị quy lỗi vì đã tham gia vào hành vi khiêu khích và nguy hiểm không cần thiết, Mỹ phải chịu phần lớn trách nhiệm.
Như ABC News đã lưu ý trong một cuộc điều tra vào tháng 4 năm 2020 về những cuộc chạm trán gần như vậy, hầu hết các vụ va chạm đều ở Biển Baltic và Biển Đen.
Báo cáo lưu ý thêm rằng "Các quan chức Mỹ tin rằng các cuộc chạm trán của Nga với quân đội Mỹ được thúc đẩy bởi nỗ lực của Nga nhằm khẳng định sức mạnh quân sự ở biên giới của mình".
Tác giả Ted Galen Carpenter, nghiên cứu viên cao cấp về an ninh tại Viện Cato và là biên tập viên của National Interest bình luận:
"Đúng là, máy bay Nga đôi khi đã tiến hành các cuộc tiếp cận khiêu khích trên không vào lãnh thổ Mỹ, đặc biệt là gần Alaska, và tần suất của hành vi đó dường như đang gia tăng.
Tuy nhiên, số lượng các sự cố như vậy giảm đi do sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ dọc theo biên giới của Nga và các sự cố mà sự hiện diện mạnh mẽ hơn đang tạo ra.
Một thực tế không thể phủ nhận là Mỹ và các đồng minh NATO đang dồn Nga chứ không phải Nga dồn Mỹ, và các cuộc chạm trán trên không phải được nhìn nhận trong bối cảnh đó".
Tuy nhiên, cũng theo bình luận của National Interrest, với mức độ từ quan điểm chống Nga của các "diều hâu" Mỹ, sẽ có nhiều khả năng phóng đại bất kỳ cuộc khủng hoảng nào liên quan đến một vụ việc tương tự.
Sẽ có áp lực chính trị và truyền thông lớn lên Nhà Trắng để có lập trường không khoan nhượng chống lại Moscow và "đứng lên chống lại Putin". Chiến tranh lạnh vốn đã nguy hiểm với Nga có thể dễ dàng trở nên nóng hơn.
Ted Galen Carpenter nhận định, việc cho phép các chuyến bay do thám khiêu khích dọc theo biên giới của Nga là đang chơi một trò chơi kiểu "đá gà quốc tế". Các quan chức quân sự và dân sự có trách nhiệm không nên hành xử theo kiểu như vậy.