Phi công Mỹ ở Syria: Vừa đánh vừa run, nhỡ tay bấm nút khơi mào chiến tranh!

Trung Phạm |

Trên không phận phức tạp của Syria, chỉ cần một tính toán sai lầm, các phi công Mỹ cũng có thể thổi bùng lên cuộc chiến với Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả các quốc gia khác.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang hoạt động ở Vịnh Péc-xích hỗ trợ chiến dịch chống khủng bố IS của Mỹ trong khu vực vừa đưa ra báo cáo thừa nhận một sự thật choáng váng: Các phi công Mỹ đang chiến đấu ở một môi trường phức tạp "đến mức điên rồ", khiến họ phải rơi vào tình cảnh nguy hiểm chưa từng thấy.

"Thời kỳ đầu, IS còn tràn lan ở Iraq và Syria. Chỉ cách đây 3 năm, hầu như chẳng có nơi nào chúng tôi tới lại không có sự hiện diện của chúng", Trung úy Joe Anderson, phi công lái tiêm kích đa nhiệm F/A-18F trên tàu sân bay Roosevelt cho biết.

Thế nhưng bước sang năm 2018, liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu gần như đã loại bỏ xong đội quân khủng bố này. Binh lính Mỹ ở Syria cũng như các lực lượng hỗ trợ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt đã chuyển hướng sang các mục tiêu khác.

Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Khi phần lớn số tay súng IS còn lại co cụm vào một vài tụ điểm ở Iraq và Syria, Quân đội Mỹ chuyển tập trung sang hạn chế sự ảnh hưởng của Iran ở Syria cũng như ngăn cản Tổng thống Bashar Assad tiếp cận các giếng dầu màu mỡ ở phía Đông đất nước.

Các phi công Hải quân Mỹ hiện dành phần lớn thời gian làm nhiệm vụ trực chiến và bảo vệ lực lượng Mỹ và liên minh hoạt động dưới mặt đất. Quân đội Mỹ đang bảo vệ một nhóm nổi dậy Syria cùng với các binh lính của họ ở một trong những cuộc chiến phức tạp nhất lịch sử.

Mỹ hậu thuẫn cho Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và người Kurd ở phía Bắc Syria nhưng Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh NATO lại phát động chiến dịch quân sự chống người Kurd ở nước láng giềng Trung Đông này.

Phi công Mỹ ở Syria: Vừa đánh vừa run, nhỡ tay bấm nút khơi mào chiến tranh! - Ảnh 1.

F/A-18 Super Hornet cất cánh từ boong tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70)

Các đồng minh SDF của Mỹ phản đối Chính phủ Syria nhưng Nga và Iran lại ủng hộ họ. Phi công Mỹ hoạt động trên cùng một bầu trời với các phi công của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Nga. Nhưng vấn đề ở chỗ, Mỹ chỉ là đồng minh của duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuẩn Đô đốc Steve Koehler, chỉ huy của Anderson cho rằng bức tranh về mối đe dọa ở Syria thực sự đang ở "mức điên rồ".

"Nhiều nước khác nhau hoạt động trên cùng một địa bàn. Trong khi đó, Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, IS và Mỹ, mỗi bên đều có những mục tiêu không giống nhau", Koehler nói.

"Với tính phức tạp về địa chính trị đa chiều như vậy, các phi công Mỹ đang gặp rất nhiều nguy hiểm nếu so với việc tham gia một sứ mệnh chiến đấu thông thường", David Berke, Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu nhận xét.

Phi công Mỹ đang chịu quá nhiều áp lực. Để sử dụng vũ khí họ hiện phải cân nhắc, phán đoán cả hành vi và ý đồ của đối phương, hoặc ít nhất là của những người không cùng chung mục tiêu.

Trong các tình huống thông thường như ở Iraq và Afghanistan, các phi công Mỹ thường bay cùng đồng minh để đối phó với máy bay kẻ thù nhưng ở Syria, do các mục tiêu phân tán nên rất dễ thể xảy ra các vụ đối đầu như đã từng thấy giữa F-22 của Mỹ và Su-25, Su-35 của Nga.

Berke nhấn mạnh, sự khác biệt trong mục tiêu của mỗi nước khiến cho việc hiệp đồng chiến đầu gặp rất nhiều khó khăn.

"Nếu một phi cơ vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ tăng tốc lao tới lực lượng người Kurd nhưng lại có cả binh lính Mỹ trong đó, thì phi công Mỹ sẽ phản ứng thế nào? Các phi công Mỹ và kỹ sư kiểm soát không lưu được đào tạo rất kỹ lưỡng về cách thức chiến đấu nhưng xác định được rõ ranh giới giữa hành động gây hấn và hành động phòng vệ lại là một vấn đề khác".

"Nếu bạn diễn đạt sai ý đố của người khác, bạn có thể gây ra vấn đề lớn, thậm chí là kích hoạt chiến tranh", Berke nói. "Tôi không thấy ở đâu lại có sự phức tạp và mức độ rủi ro cao hơn ở đây".

Các phi công Mỹ đã phải rất kiềm chế. Họ không muốn trở thành những người tạo ra các dòng tít nóng trên báo chí quốc tế, chẳng hạn như "nhỡ tay" bắn rơi một máy bay Nga hay không thể bảo vệ được các lực lượng Mỹ ở những tình huống vốn đã rất khó đoán định rồi.

"Càng ít biết về những gì đang diễn ra, bạn càng có nhiều khả năng đưa ra quyết định tồi mà chính mình nhiều khi cũng không nhận thức được", Berke lý giải.

Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Syria tháng 4/2017

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại