Các nhà khoa học vừa xác định hòn đảo Baffin (thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada) là tàn dư khổng lồ còn sót lại của lớp vỏ lục địa Trái Đất cổ xưa từ hàng triệu năm về trước. Vỏ lục địa dày khoảng 40 km là lớp cấu thành nên các lục địa trên Trái Đất.
Với tổng diện tích hơn 500.000 km2, đảo Baffin nằm ở giữa đất liền Canada và Greenland là hòn đảo hoang lớn nhất của Canada và lớn thứ 5 trên thế giới. Lãnh thổ Nunavut của Canada là khu vực có rất nhiều mỏ kim cương và mỏ vàng.
Đảo Baffin là hòn đảo hoang lớn nhất của Canada và lớn thứ 5 trên thế giới. Ảnh: Internet
Khám phá này được phát hiện tình cờ sau khi các nhà khoa học phân tích các mẫu đá núi lửa (igneous rock) được thu hồi từ hoạt động khoan thăm dò kim cương ở tỉnh Chidliak Kimberlite (phía nam đảo Baffin), họ đã bất ngờ thấy thành phần khoáng sản chưa từng thấy trên Trái Đất trong đá núi lửa nơi đây.
Loại đá núi lửa Kimberlite nổi tiếng vì có thể chứa kim cương này được giới khoa học chấp nhận rộng rãi rằng nó được hình thành ở độ sâu từ 150 đến 450 km. Việc chứa vật liệu khoáng sản 'độc nhất vô nhị' này cho thấy Kimberlite đóng vai trò là "tên lửa" chuyên chở những vật liệu sâu bên dưới Trái Đất lên bề mặt hành tinh thông hoạt động địa chất và hóa học - Chuyên gia địa chất học Maya Kopylova thuộc Đại học British Columbia (Canada) giải thích.
Vị trí đá núi lửa Kimberlite. Nguồn: Đại học Kansas (Mỹ).
Xét về thành phần địa chất, sự xuất hiện của mẫu đá núi lửa Kimberlite bên dưới đảo Baffin hiện đại có hiểu chúng là bằng chứng cuối cùng của một sự phân tán vỏ lục địa khổng lồ trong quá trình rạn nứt lục địa Bắc Đại Tây Dương (NAC) cách đây 150 triệu năm.
Quá trình rạn nứt lục địa Bắc Đại Tây Dương (NAC) liên quan đến những khối đá thạch quyển có từ hàng tỷ năm trước trong liên đại địa chất có tên Liên đại Thái Cổ, đây là quá trình thúc đẩy sự xuất hiện của vỏ lục địa sớm nhất Trái Đất. Bằng chứng rạn nứt phổ biến nhất là ở Scotland, Greenland và Labrador (thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador, Canada).
Do đó, việc phát hiện thành phần khoáng sản chưa từng tìm thấy trên Trái Đất tại đảo Baffin đã khiến giới địa chất bất ngờ.
"Thành phần khoáng sản tại các vùng địa lý khác nhau của Bắc Đại Tây Dương rất độc đáo, không trùng hợp. Các khoáng vật hoàn toàn khác nhau." - Maya Kopylova bổ sung.
Để đạt được kết quả nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học đã sử dụng một số kỹ thuật phân tích - bao gồm cả thạch học, khoáng vật học và phép đo nhiệt - để nghiên cứu 120 mẫu đá núi lửa lấy từ tỉnh Chidliak Kimberlite.
Vỏ lục địa dày khoảng 40 km là lớp cấu thành nên các lục địa trên Trái Đất. Ảnh: Internet
Đối với các nhà khoa học, phát hiện này rất có ý nghĩa vì họ đã khám phá thêm khoảng 10% phần mở rộng được biết đến của NAC.
Và nhờ các kỹ thuật mô hình lớp phủ Trái Đất tiên tiến, ngành khoa học Trái Đất cũng có thể hình dung ra hình dạng của các loại đá được biết đến sớm nhất của Trái Đất ở độ sâu lớn hơn nhiều so với trước đây.
"Với những mẫu này, chúng tôi có thể tái tạo lại hình dạng của các lục địa cổ đại dựa trên những tảng đá sâu hơn." - Nhóm tác giả cho biết.
Phát hiện được báo cáo trong Tạp chí Petrology.
Bài viết sử dụng nguồn: Sciencealert
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.