Khi tiếp xúc với bệnh nhân đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, tiến sĩ David Hawkins, một bác sỹ nổi tiếng ở Mỹ sẽ biết ngay nguyên nhân tại sao họ lại bị bệnh. Ông biết cơ thể bệnh nhân không xuất hiện chữ “tình yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.
Nghe có vẻ phi lý, nhưng sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”.
Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200. Đó cũng là nội dung chính của cuốn sách Power vs Force của ông.
Vậy những người nào có nguy cơ “sở hữu” chỉ số đó? Đó là những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác. Có khi tần số của họ xuống mức 30, 40.
Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hawkin cho biết trong quá trình trách móc người khác, họ phải tiêu hao rất nhiều năng lượng vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200. Và những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.
Tiến sĩ Hawkin cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700.
Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.
Một trong những trường hợp đó là nữ tu sĩ Trisara. Khi bà lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, tần số rung động trong cơ thể của bà cao đến nỗi đã khiến cả khán phòng cảm nhận được những gì bà truyền tải.
Bà đã gửi đến những thông điệp tốt đẹp và không ai có thể làm điều ác khi nghe bà nói.
Sau khi phát hiện ra vấn đề này, tiến sĩ Hawkins cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát với hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. Tất cả đều cho một kết quả giống nhau. Những người có chỉ số rung động thấp hơn 200 luôn bị bệnh.
Những người luôn quan tâm đến người khác, giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện, bao dung, độ lượng.. ít bị bệnh hơn, và đạt mức trên 200, thậm chí là 400 – 500.
Ngược lại, người có tính hận thù, đố kị, trách móc và hay đổ lỗi cho người khác sẽ có tần số rung động thấp. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, tim mạch…
Từ góc độ y học, tiến sĩ Hawkins cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người.
Thạc sĩ bác sõ Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K trung ương: Đúng là tế bào ung thư rất sợ “tình yêu”!
Đã có các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khi buồn, giận, lo lắng, sầu não...thì cơ thể bị yếu đi (không thiết ăn, không thiết rèn luyện thể dục thể thao...). Hệ miễn dịch bị suy yếu nên tạo điều kiện cho các bệnh phát tác và tế bào ung thư phát triển.
Ngược lại, nếu cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan yêu đời thì hệ miễn dịch sẽ khỏe, sẽ chống lại được nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư.
Không chỉ đối với người bình thường mà ngay cả đối với bệnh nhân bị ung thư khi hệ miễn dịch cửa cơ thể tốt, khỏe mạnh thì còn giúp cho hóa chất, xạ trị có hiệu quả cao hơn.
Bệnh nhân có được tinh thần vui vẻ, lạc quan, có được tình yêu thương của mọi người thì hiệu quả điều trị cao hơn vì lúc đó cơ thể có cơ chế sản sinh ra các tế bào miễn dịch, hỗ trợ cho hóa chất, tia xạ tác động tốt hơn.
Bac sĩ Hương nhấn mạnh trong nhiều ung thư, suy giảm miễn dịch được coi là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Hà Nội: Nghiên cứu này có liên quan mật thiết từ tâm lý đến sức khoẻ con người.
Tâm lý con người không tốt đó là “môi trường” béo bở để các loại bệnh khác tấn công trong đó có ung thư.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng khi cơ thể yếu ớt là lúc các tế bào ung thư hoạt động rất mạnh gây ra các biểu hiện mệt mỏi, di căn, đau. Lúc này bệnh nhân mới biết các triệu chứng của bệnh và đến bệnh viện.
Các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân sống vui vẻ, yêu đời lạc quan là cách duy nhất chống lại mọi bệnh tật.
Ngay cả những người bị bệnh ung thư rồi nếu họ sống lạc quan, tinh thần thoải mái, ăn uống được nhiều cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào lành và tiêu diệt tế bào ác tính.
Tình yêu không phải riêng của tình yêu nam nữ mà bất kể ai có rung động với những thứ xung quanh mình đều có thể giúp cuộc sống khoẻ mạnh hơn, bệnh tật không gõ cửa.
Ngài David R. Hawkins (1927-2012) là một bác sĩ tâm thần nổi tiếng thế giới, một nhà nghiên cứu nhận thức và một giảng viên tâm linh.
Ông đã cho ra đời 8 cuốn sách, trong đó có cuốn sách Power vs Force bán chạy nhất và được dịch sang 17 ngôn ngữ.
Trong những năm 1970s, ông đã hợp tác cùng nhà khoa học từng đạt 2 giải Nobel, Laureate Linus Pauling cho ra đời cuốn sách đầy tính đột phá trong lĩnh vực tâm thần học mang tên Orthomolecular Psychiatry.
Ông từng là giảng viên của Trường Đại học Westminster Abbey, Trường Đại học Oxford, Trường Đại học Argentina và Trường Đại học Harvard.