Đêm qua rạng sáng nay, chiến hạm Pháp và máy bay Israel "bắt tay" thực hiện trận không kích dữ dội bằng tên lửa hành trình và các loại vũ khí khác vào một loạt thành phố lớn của Syria.
Đây là lần không kích thứ 2 nhắm vào Syria chỉ trong 4 ngày qua gây ra nhiều thiệt hại cho quốc gia này. Đặc biệt, một máy bay trinh sát Il-20 của Quân đội Nga mất tích trên Địa Trung Hải cùng phi hành đoàn 14 người trong thời gian xảy ra vụ tấn công.
Bên cạnh các diễn biến "nóng", lúc này giới quân sự thế giới đều phải tự hỏi tại sao đến giờ này các tàu chiến Mỹ-Anh mang "sứ giả chiến tranh" Tomahawk vẫn chưa "lên tiếng".
Hai "ông lớn" thường khơi mào "bão lửa" này đang âm mưu điều gì? Phải chăng họ sợ hứng chịu thiệt hại nặng như cuộc không kích hồi tháng 4/2018 nên không đánh mà chỉ dọa dẫm?
Sợ phòng không Syra-Nga bắn "rụng lả tả"?
Thật vậy, không loại trừ khả năng việc tên lửa hành trình Tomahawk Block IV bị đánh chặn trong cuộc không kích hồi tháng 4/2018 đã khiến liên quân Mỹ-Anh "cóng".
Bởi có không ít nguồn tin khẳng định, các xác tên lửa Tomahawk bị thu giữ tại Syria đã được chuyển về Nga để nghiên cứu.
"Với những mẫu tên lửa nguyên vẹn có trong tay, chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu phương thức liên lạc, trao đổi thông tin và công nghệ dẫn đường được áp dụng… Khi nắm được những công nghệ này, chúng tôi có thể phát triển công nghệ đối phó với chúng", ông Vladimir Mikheev – lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ điện tử - vô tuyến Nga (KRET) cho hay.
Tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu.
Việc nghiên cứu tìm điểm yếu trên Tomahawk không phải là điều dễ dàng, nhưng với tiềm lực quân sự Nga không loại trừ khả năng họ có thể đã tìm thấy gì đó.
Trong khi đó, người Mỹ lúc này chắc hẳn vẫn mù mờ về số phận Tomahawk Block IV bị Nga – Syria thu giữ.
Cách đối phó duy nhất là cải tiến thiết kế Tomahawk, tuy nhiên điều đó không phải dễ dàng. Chưa kể, các tàu chiến mang Tomahawk sẽ phải sửa đổi theo (nếu cần). Nói chung đó là công việc hết sức tốn kém, mất thời gian, không phù hợp với tình hình hiện tại.
Ngoài ra, có thể Mỹ-Anh cũng lo ngại việc chiến thuật sử dụng Tomahawk cũng bị Nga-Syria bắt bài sau trận đánh tháng 4/2018. Đó là lý do khiến họ đang chần chừ mở cuộc không kích vào Syria sau các tuyên bố "mạnh miệng".
"Giương đông kích tây" hay thăm dò chuẩn bị đánh lớn
Tuy vậy, cũng không loại trừ khả năng Mỹ và liên quân đang dàn quân trên Địa Trung Hải dùng kế "giương đông kích tây" - hướng tấn cả sự chú ý vào mình, khiến đối phương quên đi sự hiện diện của các lực lượng khác.
Theo đó, trong khi các tàu chiến Pháp và một số quốc gia NATO xuất hiện một cách lặng lẽ thì liên quân Mỹ-Anh tiến vào Địa Trung Hải theo kiểu "khua chiêng đánh trống" khiến tất cả liên tưởng tới việc sắp có một cuộc không kích bằng Tomahawk.
Mảnh xác tên lửa hành trình bị Syria bắn rơi đêm qua.
"Càng chờ càng không thấy đâu", bất thình lình các tàu chiến ít được chú ý phóng tên lửa hành trình đánh phá vào các mục tiêu chiến lược của Syria.
Hoặc cũng có thể, hai cuộc tấn công do Pháp – Israel thực hiện chỉ là đòn thăm dò khả năng tác chiến lực lượng phòng không Nga-Syria chuẩn bị cho một cuộc không kích quy mô lớn.
Một số nguồn tin cho biết, khoảng 28 tên lửa hành trình tấn công Syria được phóng đi từ Địa Trung Hải. Đó là con số quá nhỏ để có thể khiến Syria chùn bước trong chiến dịch giải phóng Idlib.
Để thực hiện mục tiêu của mình, liên quân do Mỹ đứng đầu sẽ phải mở một cuộc tấn công quy mô lớn hơn với ít nhất 100 quả tên lửa hành trình thì mới "tương xứng".
Có thể nói, tình hình Syria xem ra còn diễn biến hết sức phức tạp, các cuộc không kích có thể vẫn sẽ xảy ra và thiệt hại đối với Nga-Syria chưa dừng lại tại đây.
Tàu chiến Mỹ bắn Tomahawk vào Syria hồi tháng 4/2018.