Cần phải tôn vinh ở mức cao nhất theo quy định pháp luật
Là một đại biểu Quốc Hội cũng là người công tác trong ngày y PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y cho biết, đại dịch SARS năm 2003 đã khiến cho 6 y bác sĩ tại Bệnh viện Việt Pháp ra đi mãi mãi. Các y bác sĩ đã mất trong quá trình làm việc và lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân Cheng (người Mỹ gốc Hồng Kông).
Những ngày qua khi dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, dư luận xã hội lại nhớ về cái chết của 6 y bác sĩ trong dịch SARS cách đây 17 năm chưa được ghi nhận xứng đáng.
PGS. Lân Hiếu chia sẻ: "Các y bác sĩ tử vong năm đó là nỗi mất mát lớn đối với ngành y và gia đình của các y bác sĩ. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc tôn vinh các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS ở cấp cao nhất theo quy định của pháp luật. Việc tôn vinh các bác sĩ tử vong năm đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người công tác trong ngành y hiện nay.
Đặc biệt, đối với các y bác sĩ thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với đại dịch họ có niềm động viên lớn lao để làm việc và cống hiến".
Chuyên đề: Chuyên Gia Nói về Covid-19, độc quyền và tin cậy chỉ có trên mạng xã hội Lotus.vn , giúp bạn có kiến thức chuẩn mực, thái độ bình tĩnh để phòng chống dịch Covid-19.
Tải apps Lotus để có lá chắn vững chắc, mạnh mẽ chống lại Covid-19, bấm vào đây.
PGS Lân Hiếu cho biết thêm, việc các y bác sĩ bệnh viện Việt Pháp tử vong trong dịch SARS có được công nhận là liệt sĩ hay không? Thì phải theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tôn vinh họ là rất xứng đáng.
Sẽ tiếp tục đề nghị công nhận danh hiệu cho 6 y bác sĩ đã mất
Ông Võ Văn Bản, Phó Tổng giám đốc Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, sau khi các bác sĩ, nhân viên y tế qua đời khi làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh SARS, bệnh viện đã đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ nhưng không được công nhận, để ý tới.
"Ngày đó, 6 y bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp bị nhiễm bệnh trong môi trường làm việc chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của dịch bệnh khi đó chúng ta chưa biết bệnh đó là bệnh gì, mức độ nguy hiểm ra sao.
Lúc đó, bệnh nhân Cheng vào chỉ là một chẩn đoán cúm thông thường, chưa ai biết tới virus corona và chưa có phương tiện chẩn đoán. Mãi về sau chúng ta mới biết tới dịch bệnh nguy hiểm.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mọi người lại nhớ về câu chuyện dịch SARS năm xưa và đây cũng là cơ hội để bệnh viện đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ tiếp cho các y bác sĩ một lần nữa", ông Bản cho hay.
Theo ông Bản, các y bác sĩ bệnh viện Việt Pháp năm đó nếu được truy tặng danh hiệu liệt sĩ là một sự an ủi người còn sống và ghi nhận cho những người đã mất. Vì năm đó dịch bệnh "lạ" xuất hiện trên thế giới y bác sĩ Việt Pháp đã dốc hết sức cứu chữa cho bệnh nhân Cheng.
"Việc truy tặng danh hiệu liệt sĩ của các y bác sĩ đã mất sẽ kích lệ cho các y bác sĩ đang gồng mình chống dịch bệnh hiện nay và trong tương lại sẽ còn rất nhiều dịch bệnh khác mà con người phải ứng phó.
Người làm trong ngành y đặc biệt là công tác chống dịch rất dễ rơi vào tình trạng suy kiệt. Vì vậy, khi một lượng virus rất nhỏ cũng có thể gây bệnh. Cá nhân tôi thấy ngành y là một ngành rủi ro, đội ngũ y bác sĩ phải chấp nhận hy sinh. Vì vậy, 6 y bác sĩ Việt Pháp tử vong năm xưa rất xứng đáng để được truy tặng danh hiệu liệt sĩ", ông Bản chia sẻ.