NÓNG: Su-24 và Mi-28 rơi ở Syria - Lộ mặt "kẻ thù" cực kỳ nguy hiểm

Bình Nguyên |

Tuần trước, 1 trực thăng tấn công Mi-28 của Nga rơi, còn hôm nay đến lượt máy bay ném bom Su-24, tất cả dường như đều có cùng một nguyên nhân.

Liên tiếp những sự cố đặc biệt nghiêm trọng

Không may mắn như số phận của 2 phi công trên chiếc trực thăng tấn công Mi-28 bị rơi ở Syria hồi tuần trước khi họ được cứu sống kịp thời, lần này 2 phi công trên chiếc máy bay ném bom Su-24 của Không quân Nga vừa gặp nạn đã không có bất cứ cơ may sống sót nào. Họ đã không kịp nhảy dù khi máy bay mất điều khiển và đâm xuống đất ở độ cao rất thấp.

Cả hai sự cố nghiêm trọng đối với Mi-28 và Su-24 vừa qua đều do lỗi kỹ thuật, khiến 2 máy bay bị phá hủy, 2 phi công thiệt mạng và 2 phi công bị thương.

Có thể nói đây là cú sốc đối với không chỉ Quân đội Nga và còn cả Syria nữa. Trong bối cảnh các trận chiến quyết liệt đang diễn ra hàng ngày hàng giờ giữa QĐ Syria với các lực lượng khủng bố, đòi hỏi phải có sự chi viện hỏa lực đường không rất lớn của Không quân Nga, thì các sự cố mất máy bay khiến cho hỏa lực yểm trợ từ trên không suy yếu.

Trong ngày một, ngày hai Nga khó mà có thể chuyển tới Syria những máy bay và phi công bổ sung cho lượng bị hao hụt bởi vướng rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

NÓNG: Su-24 và Mi-28 rơi ở Syria - Lộ mặt kẻ thù cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ hiện trường chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga vừa rơi hôm nay ở Syria.

Lộ mặt "kẻ thù" cực kỳ nguy hiểm

Nguyên nhân ban đầu đều được cho là đã xảy ra các lỗi kỹ thuật nghiêm trọng dẫn tới những sự cố trên. Tuy nhiên, có thể thấy một nguyên nhân còn lớn hơn rất nhiều mà dường như Không quân Nga đã nhận ra nhưng chưa thể khắc phục ngay trong một sớm một chiều. Đó là cường độ xuất kích quá dày đặc.

Báo cáo hàng tuần của Bộ Quốc phòng Nga công bố vào mỗi ngày thứ Sáu cho thấy trong tuần Không quân Nga đã xuất kích bao nhiêu lần chiếc, đánh bao nhiêu trận, diệt bao nhiêu binh lực và vũ khí của các lực lượng khủng bố,...

Và có nêu rõ, hầu hết các máy bay của lực lượng viễn chinh Không quân Nga ở Syria đều phải xuất kích với cường độ rất cao, có chiếc một ngày cất cánh tới 3-4 lần. Có thể thấy đây là cường độ hoạt động là rất khủng khiếp, lại trong thời gian dài nhiều tháng liên tiếp, cả người và máy rồi cũng sẽ đến ngưỡng không thể chịu đựng nổi và dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Đây chính là "kẻ thù" trực tiếp và cực kỳ nguy hiểm đe dọa nghiêm trọng tới an toàn bay của Không quân Nga ở Syria.

Trong điều kiện hoạt động vời cường độ cao trên chiến trường (xuất kích từ các căn cứ không quân ở Syria) lại ở xa hậu phương lớn (Nga), dù có cố gắng mấy đi chăng nữa thì lực lượng bảo đảm kỹ thuật hàng không mà Nga tổ chức lâm thời ở Syria cũng khó mà đảm đương hết được các phần việc đòi hỏi sự tỉ mẩn, kỹ lưỡng với sự trợ giúp của các khí tài kiểm chỉnh hiện đại.

NÓNG: Su-24 và Mi-28 rơi ở Syria - Lộ mặt kẻ thù cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 2.

Máy bay ném bom Su-24 của Không quân Nga triển khai ở Syria.

Do vậy, việc để xảy ra các sự cố kỹ thuật liên tiếp là điều không thể tránh khỏi, nó chỉ đến sớm một chút hay muộn một chút mà thôi. Và, nếu không khắc phục ngay tình trạng quá tải này thì sẽ còn có thêm máy bay Nga rơi ở Syria mà không phải do phòng không đối phương bắn hạ.

"Tự rơi" là điều không thể chấp nhận được đối với Quân đội hùng mạnh như Nga. Có 2 cách để khắc phục và đều có liên quan mật thiết đến nhau:

Thứ nhất, giảm ngay cường độ xuất kích của các máy bay và phi công Nga ở Syria. Yêu cầu này rất khó thực hiện bởi hiện nay đang là thời điểm "nước sôi lửa bỏng", QĐ Syria rất cần sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ của Không quân Nga để giành những chiến thắng quyết định.

Với số máy bay hiện có, giảm cường độ xuất kích cũng đồng nghĩa với giảm hỏa lực tấn công đường không. Cách duy nhất là tăng thêm số máy bay sang Syria. Điều này có thể thực hiện được dù không dễ, nhưng khả năng tiếp thu và phóng hành của các căn cứ không quân mà Nga đồn trú ở Syria có hạn.

Su-24M phá hủy thành trì kiên cố của IS

Nếu đưa thêm máy bay sang có thể công binh Nga sẽ lại phải xây dựng củng cố mở rộng một sân bay quân sự nào đó ở Syria, kèm theo đó là một loạt các lực lượng hỗ trợ như phòng không, bảo vệ mặt đất,... rất rắc rối.

Thứ hai, tăng cường đội ngũ thợ kỹ thuật có trình độ kèm theo các phương tiện máy móc hiện đại cùng lượng lớn phụ tùng dự trữ sang Syria. Điều này có thể làm ngay được và nhiều khả năng là trong thời gian ngắn sắp tới Nga sẽ tiến hành tăng cường công tác đảm bảo kỹ thuật cho lực lượng không quân viễn chinh ở Syria.

Về lâu về dài, chiến trường Syria khó kết thúc sớm, Không quân Nga vẫn phải tiếp tục hoạt động với cường độ cao và dù thế nào đi chăng nữa, chắn chắn Nga sẽ không để tình trạng này tiếp diễn bằng những giải pháp căn cơ hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại