Nổ lon nước ngọt để ngăn đá, bé trai bị khâu 38 mũi trên mặt

Vân Hồng |

Một tai nạn đáng tiếc xảy ra với bé Gia Định khiến mặt bé bị mảnh kim loại làm rách toác phải khâu 38 mũi. Đây là thói quen phổ biến, các bác sĩ khuyên bạn nên đặc biệt lưu tâm.

Vào một buổi tối, bé trai Gia Định cảm thấy khát nên đã bỏ một lon nước Pepsi vào trong ngăn đá tủ lạnh, sau đó lấy ra bật nắp để uống.

Thật không may, đúng khoảnh khắc mở nắp lon, một tiếng nổ lớn vang lên, nước ngọt bắn tung tóe cùng vỏ lon bị vỡ gây nên tai nạn đáng sợ.

Bé Định bị thương nặng phải đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng da mặt tổn thương nặng và chảy máu tung tóe.

Sau khi xử lý vết thương, các bác sĩ đã phải khâu một vết thương dài trên mặt bé do mảnh vỡ lon nước cắt rạch tổng cộng 38 mũi (31 mũi ở má và 7 mũi ở miệng), thật đau đớn và sợ hãi.

Nổ lon nước ngọt để ngăn đá, bé trai bị khâu 38 mũi trên mặt - Ảnh 1.

Theo các bác sĩ, trong thời gian qua đã có rất nhiều bệnh nhân nhập viện xử lý vết thương với cùng lý do sử dụng lon nước ngọt không đúng cách, đặc biệt là để vào ngăn đá tủ lạnh.

Nguyên nhân gây nổ được giải thích rằng, khi nước đông lạnh thành đá, chúng sẽ chiếm nhiều diện tích hơn.

Nổ lon nước ngọt để ngăn đá, bé trai bị khâu 38 mũi trên mặt - Ảnh 2.

Nổ lon nước ngọt để ngăn đá, bé trai bị khâu 38 mũi trên mặt - Ảnh 3.

Mặc dù mỗi lon nước ngọt/bia đều được thiết kế chừa ra 1 phần diện tích để phòng trường hợp này, tuy nhiên khi đạt đến diện tích nhất định cộng với khí gas bên trong các lon nước giải khát, chúng sẽ dễ dàng phát nổ vì lực ép bên trong đã đạt đến đỉnh điểm.

Bên cạnh đó, khi nước đóng băng ở dạng lỏng (hoặc một phần đã được đông lạnh), độ hòa tan của khí thay đổi, nước coca sẽ làm tan carbon dioxide, tăng áp lực trong thành lon. Nhiều lon nước giải khát đã in ký hiệu "cấm để nhiệt độ âm" để cảnh báo.

Nổ lon nước ngọt để ngăn đá, bé trai bị khâu 38 mũi trên mặt - Ảnh 4.

Không riêng gì những lon nước giải khát, những chai nước thủy tinh hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng phát nổ tương tự.

Điều này chủ yếu xảy ra ở lon kim loại và chai thủy tinh vì chúng không thể biến dạng như chai nhựa. Chai nhựa có khả năng thay đổi hình dạng để thay đổi áp suất, giảm hiện tượng gây nổ.

Nổ lon nước ngọt để ngăn đá, bé trai bị khâu 38 mũi trên mặt - Ảnh 5.

Không nên để đồ uống có ga, chai thủy tinh trong ngăn đá tủ lạnh (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mọi người hãy dừng ngay hành động cho lon/chai nước giải khát vào ngăn đá để làm lạnh. Nếu có, hãy canh thời gian để đạt được độ lạnh mong muốn, đừng để chúng quá lâu trong ngăn đá.

Tốt nhất hãy nên bảo quản, làm lạnh ở ngăn mát, trong quãng nhiệt độ của nhà sản xuất khuyến cáo.

*Theo Health/IF

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại