Hiệp hội Đái tháo đường Anh ước tính, người bệnh tiểu đường type 2 có tuổi thọ trung bình khoảng 75 năm, ít hơn 10 năm so với người bình thường. Với tiểu đường type 1, tuổi thọ của người bệnh cũng bị giảm tương tự.
Hiểu rõ điều gì gây giảm tuổi thọ là chìa khóa để sống lâu với bệnh tiểu đường.
Các yếu tố "rút ngắn" tuổi thọ của người bệnh tiểu đường
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể thay đổi theo rất nhiều yếu tố như: Thời điểm chẩn đoán bệnh, tuýp mắc phải, thói quen, lối sống, các bệnh mắc kèm và cả việc đáp ứng với điều trị… Tuy nhiên, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ, đó là biến chứng tiểu đường và các bệnh cơ hội mắc kèm (tăng huyết áp, mỡ máu cao).
Biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường không sớm thì muộn cũng sẽ gây hư hại các dây thần kinh và mạch máu (xơ vữa mạch máu lớn, chít hẹp các mạch máu nhỏ), từ đó làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan và sinh biến chứng.
Tim là một trong các cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất. Ước tính của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có đến 68% những người trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường bị chết do biến chứng tim mạch (bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim) [1]. Ngoài tim, tiểu đường có thể gây biến chứng trên tất cả các cơ quan khác như thận, mắt, bàn chân, thần kinh….
Thực tế cho thấy, biến chứng càng nặng, nguy cơ tử vong càng cao. Càng nhiều biến chứng phối hợp thì số năm sống của người bệnh càng bị rút ngắn.
Biến chứng tim mạch gây giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.
Tăng huyết áp, mỡ máu cao
Mỡ máu cao và bệnh tăng huyết áp sẽ làm cho máu lưu thông kém hiệu quả và gây tổn hại đến tim, mắt, thận, thần kinh. Người bệnh tiểu đường mắc kèm tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao sẽ có nguy cơ biến chứng tim mạch [2] tăng 2 - 4 lần so với người chỉ bị một bệnh. Tăng huyết áp còn đẩy nhanh tốc độ suy thận ở người tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp dễ bị biến chứng và tử vong.
Bệnh tiểu đường có thể gây giảm tuổi thọ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một lời giải tích cực hơn cho câu hỏi "bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm" bằng cách áp dụng các giải pháp dưới đây.
Cách gia tăng tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường
Kiểm soát tốt đường huyết và bệnh mắc kèm
Giữ đường máu, huyết áp và cholesterol trong giới hạn cho phép sẽ làm chậm tiến trình biến chứng. Để làm tốt điều này, người bệnh cần dùng thuốc hạ đường huyết và thuốc điều trị các bệnh mắc kèm đúng chỉ định; tránh tự ý ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi kể cả khi đường huyết ổn định, bệnh tiểu đường vẫn chưa biến mất.
Ngoài ra, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày và HbA1c mỗi 3 tháng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết và đáp ứng điều trị.
Ăn uống đúng cách và có kiểm soát
Ăn nhiều tinh bột sẽ gây tăng đường huyết
Không khó để tìm thấy các danh sách thực phẩm nên ăn nên kiêng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, theo quan điểm dinh dưỡng mới, việc chọn lựa thực phẩm tốt xấu chỉ mang tính tương đối. Quan trọng hơn, người bệnh tiểu đường cần biết cách ăn uống đúng. Cụ thể:
- Luôn bắt đầu bữa ăn bằng rau luộc hoặc salad rau.
- Ăn vừa đủ nhu cầu của cơ thể, không ăn quá no.
- Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm theo nguyên tắc 50% là rau xanh, 25% là tinh bột và 25% cho chất đạm, chất béo.
- Ăn chậm, ăn 5 - 6 bữa nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính.
- Ăn đúng giờ để giúp cơ thể tạo phản xạ tiết insulin tốt hơn và tránh tăng đường huyết sau ăn.
Cách ăn này sẽ giúp người bệnh ít phải kiêng khem quá mức, vừa đủ dinh dưỡng vừa tránh đường huyết tăng cao.
Tập thể dục thường xuyên
Đây là cách đơn giản nhất để ổn định đường huyết, huyết áp, giảm kháng insulin và giảm cân nặng dư thừa. Đi bộ, đạp xe, bơi lội là những môn thể thao phù hợp với người bệnh tiểu đường. Bạn nên duy trì tập 30 - 60 phút/ngày và tối thiểu 5 buổi/tuần.
Chăm sóc tốt bàn chân
Rửa chân bằng nước ấm, kết hợp với kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm vết thương, vết chai chân, nốt phồng rộp để xử lý kịp thời. Sử dụng kem dưỡng ẩm nếu da chân bị khô để tránh nứt nẻ. Đảm bảo đi giày dép đúng kích cỡ, để tạo ra sự thoải mái, không bị cọ sát gây tổn thương bàn chân.
Ngủ đủ giấc và học cách giảm stress
Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mà còn giúp làm nhanh lành các tổn thương. Thời gian ngủ tối thiểu từ 7 - 8 giờ mỗi ngày, trong đó dành khoảng 30 phút cho giấc ngủ trưa. Bạn chỉ có thể có giấc ngủ tốt khi thường xuyên tập thể dục và giải tỏa stress bằng cách sống lạc quan. Thiền, Yoga cũng giúp người bệnh tạo ra cảm giác thư thái tinh thần, giảm stress tốt.
Dùng thảo dược hỗ trợ giảm biến chứng
Trong thiên nhiên có rất nhiều thảo dược được chứng minh có khả năng hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Điển hình phải kể đến 4 thảo dược Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử.
Nghiên cứu chứng minh, sự kết hợp 4 thảo dược này sẽ giúp người tiểu đường:
- Ngăn chặn stress oxy hóa, nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng.
- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.
- Giúp giảm cholesterol máu, chống xơ vữa mạch máu.
Thay vì phải pha sắc cồng kềnh, hiện nay bạn có thể tìm thấy các loại thảo dược này trong những sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên uống tiện sử dụng.
Với thành phần Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Alpha lipoic acid, TPBVSK Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường, hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
Thực phẩm được phân phối bởi Công ty Đầu tư và phát triển Đông Tây. Địa chỉ: số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Hà Nội, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085