Ai có nguy cơ ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp ở phụ nữ, đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.
Thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:
- Phụ nữ quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người
- Dùng thuốc tránh thai kéo dài
- Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần)
- Hút thuốc lá
- Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…
- Các yếu tố khác như: nghèo nàn, lạc hậu, vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (sinh tố A, acid folic, trái cây, rau tươi…).
Ung thư cổ tử cung
Việc tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, từ đó ngăn chặn tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh. Kể từ khi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể.
Theo bác sĩ Tiến, xét nghiệm Pap (đôi khi được gọi là "Pap smear") là một xét nghiệm mà các bác sĩ sử dụng để tìm các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung. Cổ tử cung là một phần của cơ thể người phụ nữ nơi tử cung và âm đạo gặp nhau. Đây là phần dưới cùng của tử cung
Để làm xét nghiệm Pap, bác sĩ hoặc y tá sẽ đẩy các vách âm đạo bằng cách sử dụng một thiết bị trông giống như một mỏ vịt (được gọi là mỏ vịt). Sau đó, họ sẽ sử dụng một công cụ nhỏ để nhẹ nhàng cạo tế bào khỏi cổ tử cung sau đó soi trong phòng thí nghiệm để quan sát các tế bào dưới kính hiển vi để xem chúng có bất thường hay không.
Bác sĩ Tiến cho biết xét nghiệm Pap có thể tìm thấy tế bào ung thư hoặc tế bào có thể biến thành ung thư, được gọi là "tế bào tiền ung thư". Tiền ung thư có thể được điều trị để ngăn ngừa ung thư. Xét nghiệm này cũng thường có thể tìm thấy ung thư ở giai đoạn đầu, khi nó thậm chí có thể được chữa khỏi.
Khi nào nên xét nghiệm Pap
Theo bác sĩ Tiến, phụ nữ nên bắt đầu thử nghiệm Pap khi họ tròn 21. Không nhất thiết là đã có quan tình dục trước khi họ bắt đầu làm xét nghiệm Pap. Khi họ bước sang tuổi 30, các bác sĩ cũng có thể đề nghị làm một xét nghiệm khác để kiểm tra ung thư cổ tử cung, được gọi là xét nghiệm HPV.
Đối với xét nghiệm này, bác sĩ hoặc y tá lấy các tế bào từ cổ tử cung giống như cách họ làm xét nghiệm Pap.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 cần được thử Pap 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có thể được xét nghiệm Pap 3 năm/lần và xét nghiệm HPV sau 5 năm.
Xét nghiệm Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung từ giai đoạn tiền ung thư
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tiến nếu phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên ngừng xét nghiệm Pap nếu họ chưa bao giờ hút thuốc, họ không có bạn tình mới kể từ lần thử nghiệm Pap cuối cùng, đã làm xét nghiệm Pap thường xuyên cho đến khi họ được 65 tuổi, 3 xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp, xét nghiệm Pap trong 10 năm qua đều bình thường.
Ngoài xét nghiệm Pap, bác sĩ Tiến cho rằng soi cổ tử cung cũng là một biện pháp được áp dụng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, được tiến hành khi thấy cổ tử cung có tổn thương bất thường hoặc với những phụ nữ trên 40 tuổi.
Khi soi người ta sử dụng bằng máy soi có độ phóng đại từ 10-30 lần, có thể nối với tivi để xem, nối với máy vi tính để lưu hình ảnh và in ra thành bức ảnh để làm bằng chứng cho bệnh nhân thấy hoặc được lưu lại để theo dõi sau này.
Theo bác sĩ Tiến việc điều trị ung thư cổ tử cung thường là đa mô thức: gồm nhiều vũ khí điều trị, không phải cứ bị ung thư cổ tử cung là mổ. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà mỗi cách điều trị khác nhau: có thể phẫu, xạ hoặc phẫu- hoá- xạ kết hợp.