Những trường hợp nào không nên dùng chanh để tăng sức đề kháng?

Lương y Nguyễn Minh Phúc |

Bất cứ một vị thuốc, bài thuốc nào cũng có tính vị, công năng, chủ trị, liều lượng, bệnh chứng cụ thể cho mỗi người mới có hiệu quả. Nếu sử dụng sai, thậm chí bừa bãi, không đúng, thiếu khoa học sẽ gây ra những những hệ lụy khó lường. Quả chanh là một ví dụ.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều người đã tìm kiếm trên mạng các cây thuốc có sẵn ở địa phương, đang được nhiều người quan tâm sử dụng.

Rất nhiều người chia sẻ tăng sức đề kháng trong mùa dịch bằng cách uống bài " Chanh 2 quả, sả 3 cây, gừng 1 củ, thêm đường hoặc mật ong uống". Tuy nhiên, khi dùng các loại cây thuốc này người bệnh COVID-19 cần hết sức thận trọng, bởi nếu dùng không đúng lợi bất cập hại.

Những trường hợp nào không nên dùng chanh để tăng sức đề kháng? - Ảnh 1.

Quả chanh có nhiều công năng quý.

Công dụng của quả chanh

Theo Đông y dịch quả chanh có vị rất chua, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt , tiêu thực, chống viêm… trị chứng nội nhiệt, miệng khô khát, đau đầu, chóng mặt , khó ngủ, tăng huyết áp, chảy máu cam, chứng cảm cúm, đau đầu, phát sốt , các chứng liên quan đến nóng sốt, viêm nhiễm.

Theo sách Tuệ Tĩnh có ghi: "Chanh vị chua, tính hàn, không độc, thông kết, tiêu đàm, bớt nôn, giảm khô khát, trừ phong, dạ dày co thắt, trị mụn lở, bướu cổ…".

Theo sách Dược tính chỉ nam: "Hạt quả chanh, vỏ quả chanh đều có vị cay đắng, tính ấm, không độc. Tác dụng ấm dạ dày, ích can, trợ trung tiêu, tiêu thức ăn, hạ khí, trừ uế khí, tiêu đàm, bớt ho, nhẹ ngực...".

Chanh là loại trái cây rất giàu vitamin C, dưỡng chất tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Theo tính vị của dịch quả chanh vị rất chua, tính hàn, thanh nhiệt, dưỡng âm, dùng thích hợp với người vốn âm hư nội nhiệt hỏa thịnh, bị COVID-19 biểu hiện nóng sốt, khô khát, ho khan, đàm vàng, sốt đau đầu, mệt mỏi…

Nếu bên trong cơ thể nội nhiệt "nóng" gây tích nhiệt khiến viêm sưng nặng hơn. Khi uống chanh mát giúp bên trong hết "nóng" cũng là cách ức chế vi khuẩn, virus phát triển. Đồng thời khi nhiệt tà thanh giải từ đó nóng sốt viêm sưng, huyết ứ cũng giảm, chứng ho, đau tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi và các chứng liên quan huyết ứ huyết nhiệt cũng đều giảm.

Theo tính vị vỏ quả chanh và hạt quả chanh có vị cay đắng tính ấm, dùng thích hợp người vốn tỳ phế hàn thấp, biểu hiện sốt sợ lạnh, ho đàm nhiều, đờm loãng, ho tức ngực, bụng đầy, ăn chậm tiêu, các chứng tỳ phế khí hư, ho đàm ũng trệ, ngực sườn đầy tức đều tốt.

Những trường hợp nào không nên dùng chanh để tăng sức đề kháng? - Ảnh 2.

Hạn chế dùng chanh cho người sợ lạnh, sợ gió...

Ai không nên dùng nước chanh?

Hạn chế dùng nước dịch quả chanh cho người biểu hiện sợ lạnh, sợ gió, ho đờm loãng, tay chân lạnh, da mét, đoản hơi do "khí hư nội hàn thấp". Trường hợp này nên dùng vị tác dụng ích khí giải biểu hóa đàm. Nếu dùng chanh mát thanh nhiệt, hệ lụy ảnh hưởng đến dương khí.

Trường hợp đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh "thoát dương" huyết áp tụt, lúc này cần ôn ấm hồi dương, nếu uống nước chanh mát thanh nhiệt dễ bị thoát dương nặng thêm, bệnh trầm trọng hơn.

Người hư nhược, già yếu xuất huyết nhiều nơi "do khí hư không cố nhíp được huyết". Phép trị chủ yếu bổ khí nhiếp huyết cũng không nên dùng nước chanh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại