Từ lâu, ung thư luôn đã trở thành một trong những nỗi ám ảnh về bệnh tật hàng đầu của con người.
Theo thống kê về nguyên nhân tử vong tại Trung Quốc, ung thư chiếm tới 32,55% trong số các nguyên nhân gây chết người. Như vậy, tại đất nước đông dân này, trung bình cứ 3 người qua đời thì lại có 1 người trong số đó tử vong vì ung thư.
Vì mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư, mọi người thường có nhiều nhầm lẫn trong việc nhận thức các vấn đề liên quan tới nó. Dưới đây là sự thật phía sau những lầm tưởng của đa số chúng ta về căn bệnh này.
Rượu ít gây nguy cơ ung thư
Một cuộc điều tra quốc tế được tiến hành cho 29.925 người đã cho ra kết quả: những quốc gia có thu nhập cao (Mỹ, Anh, Úc…) mọi người thường đánh giá thấp nguy cơ gây ung thư của rượu.
Trong số đó, có 42% người cho rằng uống rượu không tăng nguy cơ ung thư. Tại các quốc gia có thu nhập thấp, những người có quan điểm tương tự chiếm 15%. Con số này tại các nước có thu nhập trung bình vẫn lên tới 26%.
Trong khi đó, tại các quốc gia có thu nhập cao, 59% số người tham gia khảo sát tin rằng việc không ăn đủ lượng rau quả mỗi ngày sẽ gây ra nguy cơ ung thư cao hơn so với uống rượu.
Lý giải nguyên nhân: Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khả năng chống chọi với ung thư của rau quả vẫn "chào thua" trước tác hại của rượu.
Bởi vậy, mọi người nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa các đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu.
Các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ cũng đã từng khẳng định: Uống rượu là nguyên nhân của 5 loại ung thư như ung thư vòm họng, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Bị ung thư không có biện pháp nào chữa trị
Tại các quốc gia thu nhập thấp, mọi người có cái nhìn rất bi quan về ung thư. Theo một cuộc khảo sát điều tra, có tới 48% người dân tại các nước này tin rằng ung thư không có biện pháp chữa trị.
Đối với các quốc gia có thu nhập trung bình, 39% dân số có cái nhìn tương tự như trên. Và con số này tại các nước thu nhập cao cũng lên tới 17%.
Quan niệm tiêu cực và sai lầm trên ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đồng thời gây nhiều bất lợi đối với quá trình trị liệu. (Ảnh minh họa).
Lý giải sai lầm: Kỳ thực, có rất nhiều người bệnh chống chọi và chiến thắng ung thư bằng các loại thuốc ức chế. Các bác sĩ tại Nam Kinh (Trung Quốc) thậm chí đã từng ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc ung thư sống đến trăm tuổi.
Tổn thương tiền ung thư cũng là ung thư
Các bệnh lý xảy ra trong khoảng thời gian cơ thể còn bình thường cho tới lúc phát sinh ung thư được gọi là tổn thương tiền ung thư.
Những bệnh thường gặp có thể kể tới như: viêm cổ tử cung mạn tính, bệnh vú Fibrocystic, polyp đại tràng, viêm teo dạ dày mãn tính, loét dạ dày, loạn sản biểu mô…
Nhầm lẫn và nghiêm trọng hóa các tổn thương tiền ung thư là quan niệm thường thấy ở nhiều người. (Ảnh minh họa: nguồn internet).
Lý giải sai lầm: Phải nhấn mạnh rằng, các tổn thương tiền ung thư hầu hết không phải bệnh lý ác tính, nhưng chúng có nguy cơ biến chứng trở thành ung thư.
Mặc dù không nên quy chụp các loại bệnh này là ung thư, nhưng chúng ta không thể đánh giá thấp các tổn thương này và cần chủ động điều trị để tránh xảy ra biến chứng.
Ung thư là bệnh truyền nhiễm
Điều đầu tiên, ta cần khẳng định rằng ung thư là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan là điều có thể xảy ra đối với một số loại virus tác nhân của căn bệnh này.
Không giống như nhiều căn bệnh khác, mặc dù mức độ nguy hiểm cao, nhưng ung thư được xếp vào những căn bệnh không gây truyền nhiễm. (Ảnh minh họa: nguồn internet).
Lý giải sai lầm: Mặc dù ung thư không lây lan, nhưng một số loại virus mầm bệnh lại có thể truyền nhiễm thông qua nhiều con đường khác nhau.
Nnhững virus gây ung thư có thể lây truyền thường gặp là virus HPV gây ung thư cổ tử cung, virus HBV gây ung thư gan, virus EB gây ung thư vòm họng…
Sự lây lan của các loại virus có liên quan tới ung thư sẽ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm trên.
Do đó, chúng ta cần chủ động cắt đứt con đường truyền nhiễm của virus để tránh bị nhiễm ung thư, đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh này.
Ung thư là căn bệnh di truyền
Bệnh ung thư quả thực có tồn tại yếu tố di truyền. Minh chứng là việc những người sống trong các gia đình, dòng họ từng có đối tượng bị căn bệnh này thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các dòng họ, gia đình ung thư thường tồn tại một trong hai biểu hiện sau:
Thứ nhất: có nhiều thành viên mắc nhiều căn bệnh ung thư bất đồng.
Thứ hai: có “truyền thống” mắc một căn bệnh ung thư.
Trên thực tế, yếu tố di truyền chỉ chiếm một phần trong nhỏ trong các nguyên nhân gây ung thư. (Ảnh minh họa).
Lý giải sai lầm: Những nghiên cứu về di truyền học hiện đại cũng đã cho thấy: bệnh ung thư chỉ có 5% là do di truyền.
Trong tổng số các ca mắc ung thư, có tới 80% bệnh nhân mắc bệnh do sự tương tác của yếu tố môi trường với yếu tố di truyền.
Do đó, cần khẳng định rằng, ung thư không chỉ dựa vào yếu tố di truyền, mà còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ung thư và sự di căn của các tế bào mắc bệnh.
Đối với các bệnh như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, thực quản, cổ tử cung, nguyên nhân chính bắt nguồn từ các yếu tố môi trường và những thói quen không lành mạnh.
Vì vậy, ngay cả khi có quan hệ máu mủ với những người từng mắc bệnh ung thư, bạn vẫn có thể yên tâm tránh xa căn bệnh này bằng nhiều cách như chủ động phòng ngừa, tự chăm sóc bản thân tốt, loại bỏ các thói quen xấu…
*Theo Sina Health