Vào thời điểm tháng 8 dương lịch khí hậu cả nước thường mát mẻ hơn và có nhiều mưa, thậm chí ở miền Trung còn có những đợt mưa lũ khủng khiếp.
Những cơn mưa có thể làm cho nhiệt độ giảm xuống, thời tiết mát mẻ và thoáng đãng... Thế nhưng, thời tiết ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng sinh sôi, phát triển.
Khí hậu nóng ẩm, cộng với sự thay đổi thời tiết diễn ra đột ngột đã gây ra tác động không nhỏ đến cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch nên khả năng chống lại tác nhân gây bệnh cũng kém đi. Với những người có sức khỏe yếu, khả năng bị bệnh càng cao hơn.
Những bệnh phổ biến thường gặp vào mùa mưa
Thời tiết trong mùa mưa rất thất thường khiến cơ thể con người khó thích nghi, dẫn tới hiện tượng mắc các bệnh phổ biến về hô hấp, sốt xuất huyết, viêm cơ xương khớp, bệnh về da.
- Bệnh về hô hấp
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh, sốt, viêm họng... Các triệu chứng phổ biến khi bị bệnh về đường hô hấp bao gồm đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, mệt mỏi...
Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể có thêm triệu chứng sốt cao, sốt kéo dào, người rét run, chán ăn, khó nuốt...
Các bệnh đường hô hấp có thể lây truyền qua tiếp xúc, vì vậy có thể tạo thành dịch nếu không được kiểm soát tốt.
Người bệnh nếu không được theo dõi, điều trị tích cực có thể dẫn đến nhiễm trùng kép làm cho bệnh nặng hơn và khó khăn trong điều trị. Trong trường hợp bị sốt cao, người bệnh cần được hạ sốt nhanh để tránh các biến chứng.
- Sốt xuất huyết
Tỉ lệ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng trong mùa mưa là bởi vì trong những ngày này, độ ẩm trong không khí cao, nước mưa đọn lại ở những vũng, ao, cống, rãnh nhiều nên là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển, kể cả muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus truyền qua muỗi vằn đốt. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt cao và xuất huyết. Người bệnh thường sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn... Xuất huyết có thể ở nhiều dạng, bao gồm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, ói hoặc đi cầu ra máu...
Sốt xuất huyết là bệnh có thể gây chết người nhưng nếu chẩn đoán và điều trị sớm có thể cứu sống được bệnh nhân.
- Bệnh tiêu hóa
Trong mùa mưa, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi cũng là một tác nhân dẫn đến sự gia tăng của các bệnh đường tiêu hóa, thường gặp nhất là bệnh tả, lỵ, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, nhiễm giun sán... Vibrio cholera, E.coli, Campylobacter hoặc amíp, giardia... là những vi khuẩn chính gây ra các bệnh này.
Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi...).
Những bệnh đường tiêu hóa có thể phát triển thành dịch nguy hiểm. Nếu bị mắc bệnh này, bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.
- Bệnh về da
Khi điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn bị nhiễm bẩn hoặc đi ngoài mưa về không vệ sinh tắm rửa cẩn thận, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng… sẽ hình thành và gây ra các bệnh về da.
Những bệnh về da mà mọi người dễ mắc phải vào đầu mùa mưa bao gồm viêm nang lông, nấm chân, viêm da... Những bệnh này thường gây ngứa, rát, đau, nứt kẽ, chảy mủ, sưng viêm, khó chịu... Nếu bị ở chân có thể ảnh hưởng đến việc đi lại.
- Viêm, cơ, xương khớp
Thời tiết thất thường, mưa nắng bất chợt, không khí nóng - lạnh thay đổi đột ngột kèm theo độ ẩm ướt trong môi trường khiến cho các khớp xương của chúng ta bị tác động mạnh và dễ bị đau xương khớp, co cứng cơ.
Một số khớp phải hoạt động nhiều như khớp hông, đầu gối, vai, tay, thắt lưng... chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. Khi bị tác động, các khớp có thể bị sưng, gây khó khăn khi vận động.
Cách xử trí và bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa, người dân cần chú ý trong cả chuyện giữ gìn vệ sinh cũng như ăn uống, nghỉ ngơi.
Những việc cần làm:
- Tăng cường bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây chua như cam, quýt, chanh...
- Uống nhiều nước để giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, giữ cho cơ thể đủ nước để có thể đào thải độc tố khỏi cơ thể tốt nhất.
- Giữ ấm cơ thể. Khi ở ngoài mưa về cần lau khô người và thay quần áo và ăn uống thứ gì đó cho ấm người trở lại.
- Khi ra ngoài cần chuẩn bị sẵn áo mưa, ô dù đề phòng những cơn mưa bất chợt.
- Giữ gìn vệ sinh quanh khu vực sinh sống để hạn chế muỗi cũng như các loại nấm, vi trùng sinh sôi nảy nở. Rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.
- Mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết.
- Nếu có các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở y tế để khám kịp thời.
Những việc không nên làm:
- Không tự ý dùng thuốc và điều trị các bệnh tại nhà trong thời gian dài, nhất là khi các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng.
- Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có môi trường ô nhiễm, ẩm thấp... chứa nhiều mầm bệnh.
- Hạn chế ra ngoài lúc trời mưa mà không có dụng cụ tránh mưa như ô dù, áo mưa...
Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn
Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434