Nhịn tiểu tiện, cách tự gây vô sinh không phải ai cũng biết

Vân Hồng |

Bận rộn, ngại đứng dậy khi đang dở việc, nhiều chị em đang mắc phải chứng nhịn tiểu tiện trong một thời gian dài. Đây là nguy cơ lớn dẫn đến vô sinh và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nhịn tiểu, thói quen nguy hại đang bị nhiều người xem nhẹ

Càng ngày càng có nhiều người có sức khỏe sinh sản không tốt. Hiện tượng vô sinh lan rộng đến nhiều đối tượng được xem là khỏe mạnh. Thậm chí, kể cả những người đang trong độ tuổi sinh đẻ tốt nhất.

Các kết quả khám nghiệm lâm sàng cho thấy, phụ nữ nhịn tiểu có nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Nhịn tiểu gây vô sinh


Nhiều chị em làm việc trong điều kiện bận rộn thường xuyên rơi vào trạng thái nhịn tiểu (Ảnh minh họa)

Nhiều chị em làm việc trong điều kiện bận rộn thường xuyên rơi vào trạng thái nhịn tiểu (Ảnh minh họa)

Trường hợp chị Triệu, 29 tuổi ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Chị kết hôn khoảng gần 6 năm nhưng mãi không có con. Sau khi khám, chị đã vô cùng sốc khi nghe bác sĩ thông báo kết quả.

Qua hồ sơ phân tích, chị Triệu là một trong những bệnh nhân bị chứng dị vị nội mạc tử cung, một loại bệnh gây nên chứng hiếm muộn.

Theo nghiên cứu y học lâm sàng, nguồn gốc của bệnh này được cho là do cơ thể phải nhịn tiểu quá lâu.

Khi phỏng vấn bệnh nhân, các bác sĩ được biết chị Triệu là nhân viên thu ngân, việc tuân thủ thời gian làm việc cũng như phải tiếp đón cả dãy dài khách hàng chờ thanh toán khiến chị luôn phải nhịn tiểu.

Đây cũng là tình trạng bệnh không hề hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Công việc áp lực về thời gian và quy trình cũng gây ra các bệnh nghề nghiệp khó tránh.

Đó là lý do vì sao các nghiên cứu y học khẳng định, phụ nữ nhịn tiểu trong thời gian dài có thể gây vô sinh.

Hiện tượng nhịn tiểu đang được các bác sĩ cảnh báo ở mức cao do càng ngày càng nhiều người mắc bệnh mà không biết.

Trong thực tế, quá trình thải nước tiểu cũng là quy trình tự làm sạch hệ thống bài tiết, sự lặp đi lặp lại đó giúp cơ thể luôn hoạt động bình thường.

Cơ quan sinh sản nữ và bàng quang "chung sống" trong khoang xương chậu, có mối quan hệ "thân thiết" đặc biệt vì tử cung nằm phía sau bàng quang.

Nhịn tiểu làm bàng quang đầy ứ sẽ là lực ép mạnh lên tử cung, khiến tử cung nghiêng dần về phía sau.

Việc này gây cản trở dòng chảy của máu, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng của hiện tượng đau bụng kinh.

Sau một thời gian dài có thể gây đau thắt lưng, xương cụt, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra vô sinh.

Nhịn tiểu cũng dễ gây bệnh tiểu không tự chủ, mất kiểm soát


Nhịn tiểu còn gây nên các chứng bệnh ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng (Ảnh minh họa)

Nhịn tiểu còn gây nên các chứng bệnh ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng (Ảnh minh họa)

Khác với nam giới, phụ nữ không có cơ vòng cả bên trong lẫn bên ngoài. chỉ có một cơ duy nhất trong hệ thống bài tiết tiểu tiện.

Nếu nhịn tiểu trong một thời gian dài, cơ vòng sẽ mệt mỏi, suy nhược, dẫn đến tiểu không tự chủ, mất kiểm soát vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, giữ lại nước tiểu lâu cũng gây sức ép tới bàng quang, tăng tốc lão hóa.

Đặc biệt, một số phụ nữ lớn tuổi, sức đề kháng yếu. Nhịn tiểu khiến bàng quang luôn trong trạng thái đầy, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của niêm mạc, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Phụ nữ càng nhịn tiểu, càng có nhiều bệnh tật


Nhịn tiểu là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh phổ biến ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Nhịn tiểu là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh phổ biến ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Cấu trúc cơ quan trong ổ bụng phụ nữ phức tạp hơn so với các hệ thống tiết niệu nam giới nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Nếu lặp lại thường xuyên, gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu, đi tiểu khó khăn, nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu són, chứng đau phần phụ và các triệu chứng bất thường khác.

Cần sớm khắc phục tình trạng phát sinh bệnh do nhịn tiểu

Các bác sĩ luôn nhắc nhở phụ nữ rằng không nên chờ đến lúc khát mới chịu uống nước, đặc biệt là đối với những chị em làm việc lao lực.

Uống nước bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc vào thực đơn ăn uống. Nếu bạn ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn mặn thì nên uống thêm vài cốc so với bình thường.

Mùa lạnh nên uống thêm trà nóng. Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy nên uống mỗi lần 1-2 cốc nước lọc.

Uống đủ nước, cơ thể có điều kiện để nước tiểu bài tiết nhanh chóng, năng ngừa vi khuẩn sinh sản ở đường tiết niệu.

Bất kỳ lúc nào cũng nhớ uống nước để cơ thể bài tiết liên tục, đẩy ra ngoài những chất thải và vi khuẩn gây hại.

Cách phòng bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu tốt nhất là uống nhiều nước. Phụ nữ nên tạo thói quen mỗi 2 tiếng lại đi tiểu 1 lần.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu uống nước chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước kiwi có thể tăng nồng độ axit trong nước tiểu, giúp giảm nhẹ bệnh viêm đường tiết niệu.

Trong bất kỳ môi trường công việc nào, việc bạn tranh thủ rời chỗ ngồi để đi tiểu luôn là việc cần được ưu tiên để có sức khỏe tốt.

*Theo Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại