Thâm tím xảy ra khi thành mạch máu vỡ, làm rò rỉ máu dưới bề mặt da. Hiện thượng này thường xảy đến khi bạn gặp chấn thương các cơ và mô. Máu tụ hình thành nên những vết có thể thay đổi màu sắc. Những vết thâm tím này sẽ mất đi khi máu được tái hấp thụ vào cơ thể.
Đôi khi, những vết thâm tím xuất hiện dù không bị kích thích bởi bất kì yếu tố nào. Margaret Ragni, giáo sư y khoa tại Đại học Pittsburgh kiêm giám đốc Trung tâm y tế Hemophilia Western Pennsylvania cho biết, nếu hiện tượng này tái phát nhiều lần và chưa tìm được lý do, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y khoa.
Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây nên những viết thâm tím trên da:
Hoạt động thường xuyên
Những vết thâm tím hay xuất hiện ở vận động viên, cầu thủ, những người thường xuyên phải hoạt động cường độ cao. Bạn không nên quá lo lắng nếu nằm trong nhóm người này. Bạn hoàn toàn có khả năng loại bỏ những vết thâm tím mà không cần điều trị.
Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ tại Phòng cấp cứu khẩn cấp ở Bệnh viện Duke, với các trường hợp bị thâm tím do ngã, đánh nhau, bạn hãy áp dụng phương pháp RICE: Nghỉ ngơi, chườm đá và băng bó vùng bị thương. Điều này sẽ giúp giảm đau , sưng tấy và ngăn ngừa chảy máu hiệu quả.
Những vết thâm tím hay xuất hiện ở vận động viên, cầu thủ, những người thường xuyên phải hoạt động cường độ cao.
Lão hóa
Sức khỏe của người già thường kém hơn so với người trẻ tuổi. Vì vậy, những vết thâm tím rất dễ xuất hiện trên da họ, ngay cả khi chỉ bị đụng chạm nhẹ.
Khi có tuổi, da và thành mạch máu trở nên dễ vỡ. Suzanne Friedler, bác sĩ da liễu tại Trung tâm y tế Advanced Dermatology PC ở Manhattan giải thích, bạn sẽ mất đi collagen, elastin và một số chất khác có tác dụng củng cố và bảo vệ thành mạch máu.
Với những vết thâm tím mới xuất hiện, trong vòng 24h kể từ khi bị thương, bạn nên áp dụng phương pháp RICE. Điều này sẽ giúp ngăn chặn vết thâm tím chuyển biến xấu. Sau khoảng thời gian đó, chườm nóng sẽ giúp những vết này biến mất nhanh hơn.
Những vết thâm tím rất dễ xuất hiện trên da người già, ngay cả khi chỉ bị đụng chạm nhẹ.
Tổn thương do ánh mặt trời
Thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời có thể phá vỡ độ bền của thành mạch máu, gây nên các đốm xuất huyết ở người lớn tuổi. Các vết này xuất hiện ở lưng bàn tay và cánh tay, không do bất kì thương tích nào gây nên.
Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ cho biết, những loại kem chứa nhiều retinol và alpha-hydroxy axit có tác dụng ngăn ngừa các vết thâm tím xuất hiện hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên mặc áo chống nắng, tránh chấn thương ở tay và bàn tay cũng giúp tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời có thể phá vỡ độ bền của thành mạch máu, gây nên các đốm xuất huyết ở người lớn tuổi.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc làm loãng máu warfarin hay thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen có thể gây nên những vết thâm tím, đặc biệt với những người lớn tuổi do thường xuyên dùng các loại thuốc này.
Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, NSAIDs và thuốc làm loãng máu gây cản trở hoạt động của tiểu cầu, thành phần trong máu góp phần đông tụ máu. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y khoa và ngừng sử dụng hai loại thuốc này, nếu có thể.
Sử dụng thuốc làm loãng máu warfarin hay thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen có thể gây nên những vết thâm tím.
Quá nhiều steroid
Những vết thâm tím thường xuất hiện ở những người sử dụng steroid để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chàm và viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, thâm tím cũng là tác dụng phụ của việc sử dụng máy hô hấp hay những loại thuốc có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại New York Dermatology Group cho biết, nếu dùng thường xuyên, chúng có thể gây nên hiện tượng rách da, khiến da dễ bị tổn thương.
Bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y khoa và nhanh chóng áp dụng phương pháp điều trị khác khi gặp phải tình trạng này.
Những vết thâm tím thường xuất hiện ở những người sử dụng steroid để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chàm và viêm khớp dạng thấp.
Số lượng tiểu cầu trong máu thấp
Thâm tím da có thể là dấu hiệu bạn đang gặp phải vấn đề về tiểu cầu. Đây là thành phần rất quan trọng trong máu vì chúng giúp tụ máu, ngăn ngừa chảy máu.
Theo Jessie Cheung, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và laser ở Willowbrook, IL, bạn cũng có thể bị thâm tím da nếu số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm. Dù hiếm gặp, những phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ mắc phải hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu.
Thâm tím da có thể là dấu hiệu bạn đang gặp phải vấn đề về tiểu cầu.
Rối loạn máu
Thâm tím không phải là vấn đề quá khó điều trị. Tuy nhiên, nếu đi kèm với các triệu chứng khác như chảy máu mũi, ra nhiều máu sau phẫu thuật, bạn có thể đang mắc phải vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh von Willebrand là một dạng rối loạn máu phổ biến nhất, ảnh hưởng tới 1% dân số thế giới. Theo Tổ chức Hemophilia Hoa Kỳ, bệnh di truyền này bắt nguồn do sự thiếu hụt hoặc suy giảm protein trong máu.
Vấn đề về gan
Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới số lượng tiểu cầu cần thiết làm đông máu. Lượng tiểu cầu giảm sẽ dễ dàng gây nên những vết thâm tím trên da.
Theo Betty Diamond, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York, có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan, từ bệnh viêm gan C tới các bệnh gan liên quan tới rượu cồn.
Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới số lượng tiểu cầu cần thiết làm đông máu.
Ung thư máu
Thâm tím còn là dấu hiệu của ung thư máu. Theo Kenneth Offit, trưởng khoa ung bướu tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ), loại ung thư này gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết và đau xương khớp. Hãy đến gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.