Ăn thịt tái, hãy cảnh giác với loại ký sinh trùng này

Tiểu Nhã |

Sán dải lợn là bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh. Điều nguy hiểm là, khi ăn phải sán dải lợn người ta không hề biết triệu chứng cho đến khi sán đóng kén trong não.

Số sán dải lợn

Mới đây Viện sốt rét và ký sinh trùng Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành sổ sán dải lợn cho một người đàn ông trú tại quận Gò Vấp. Bệnh nhân Trần Văn T. 32 tuổi làm nghề phụ hồ.

Anh T. cho biết gần đây anh đi ngoài thấy phân có các đốt trắng nhìn rất ghê, chân tay phù nề nên anh đi khám bệnh. Bác sĩ nghi ngờ có thể bệnh do ký sinh trùng nên khuyên anh sang kiểm tra chuyên môn ký sinh trùng.

Qua chẩn đoán huyết thanh học, bác sĩ phát hiện anh T. bị sán dải lợn và tiến hành sổ sán dải lợn. Kết quả thu được là một con sán dài 3 mét. Trường hợp của anh T phải điều trị triệt để để tiêu trứng nang sán. Ngoài ra bác sĩ khuyên anh về đưa cả gia đình đi kiểm tra sán dải lợn vì nguy cơ mắc rất cao.

Nói đến sán dải lợn, giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết sán dải lợn rất nguy hiểm. Giáo sư Đề đã gặp hai chị em bệnh nhân cùng mắc căn bệnh sán dải lợn dẫn đến co giật do sán tích tụ ở não gây tổn thương não.

Khi chụp CT bác sĩ phát hiện trong não chứa nhiều điểm mờ có kích thước 3 – 5 mm và nghi ngờ trứng não. Khi tiến hành chẩn đoán huyết thanh học ELISA bác sĩ phát hiện dương tính với sán dải lợn. Việc điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian.

Cả hai chị em đều có tiền sử ăn thịt lợn tái bằng nem chạo nhưng có thể không phát hiện được trứng sán lợn gạo tồn tại từ trước. Bệnh chủ yếu lây qua ăn phải nang sán lợn gạo, ăn phải rau sống chứa nang sán do lợn thải ra.

Ăn thịt tái, hãy cảnh giác với loại ký sinh trùng này - Ảnh 1.

Món nem chạo làm từ thịt sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán dải lợn cho người ăn.

Ấu trùng sán lợn nguy hiểm thế nào?

Giáo sư Đề cho biết ấu trùng sán lợn là ấu trùng của sán dây lớn TaeniaSolium. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột người, sán dàu khoảng 4 – 12 mét gồm khoảng 900 đốt gồm 3 phần đầu tròn kích thước 1mm, có chuỳ và chân chuỳ có 2 vòng móc gồm 25 – 30 móc, có 4 giác bám, cổ mành dài 5mmm là nơi sinh ra đốt non.

Thân gồm các đốt non phía cổ có chiều ngang lớn hơn chiều dọc và đốt già có chiều dọc lớn hơn chiều ngang, chứa trứng, đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái, tử cung. Đốt già rụng từng khúc 5 – 6 đốt theo phân ra ngoài không di động. Vật chủ trung gian là lớn, ấu trùng ở lớn chủ yếu ký sinh ở cơ và não gọi là lợn gạo.

Con người bị nhiễm bệnh thường là do ăn phải thực phẩm hoặc uống nước chứa trứng sán lợn. Rau sống là nguồn lây bệnh chính. Trứng sán lợn ăn phải này xuất phát từ trong phân của người bị nhiễm sán trưởng thành, trường hợp này gọi là bệnh sán lợn trưởng thành.

Bệnh sán lợn trưởng thành là một bệnh khác do ăn phải nang sán trong thịt lợn nấu không chín. Bệnh ấu trùng sán lớn do người ăn phải trứng sán dây lớn, chủ yếu ký sinh trong cơ, não, mắt.

Nang ấu trùng sán dây lợn hình bầu dục, màu trắng đục chứa dịch trắng đục và đầu sán với 4 giác bám và 2 vòng móc, ấu trùng sán lợn ở lợn có kích thước 0,3 mmm sau gây nhiễm 6 ngày kích thước 6 – 9 mm sau gây nhiễm 60 -70 ngày.

Sau khi ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sẽ vào dạ dày và ruột. Ở đây trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hoá vào máu và di chuyển ký sinh trùng ở cơ vân, não, ở mắt gây nên các bệnh về đáy mắt, não, liệt. 

 Còn ở những người đã bị sán dây lợn ký sinh ở ruột, khi đốt sán già rụng, do phản nhu động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày, lúc này giống như ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn.

Có những trường hợp bác sĩ không thể đếm hết được, hay gọi là tự miễn mắc sán do chính cơ thể mình. Trứng sán tiếp tục thoát vỏ tạo thành ấu trùng và ấu trùng di chuyển vào máu lên các cơ quan chúng yêu thích là cơ vân, não, mắt.

Tại VN có tới 50 tỉnh mắc sán dây lợn, trong đó nam giới chiếm 70 % có bệnh nhân mang tới 300 nang sán dưới da, đa số bệnh nhân mang nang sán dưới cơ kèm theo nang sán trong não.

Ấu trùng sán dây lợn ký sinh có thể ảnh hưởng tới các bệnh lý như động kinh, nói ngọng, liệt làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người bệnh. Để phòng ấu trùng sán lợn, bác sĩ khuyên không nên ăn thịt tái và các loại rau sống. Phải quản lý phân thật tốt để không truyền bệnh ra môi trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại