Người xưa có câu nói nổi tiếng, mỗi năm bắt đầu bằng mùa xuân, mỗi ngày bắt đầu vào buổi sáng. Ý nói tầm quan trọng của những thời khắc nào đó sẽ tác động lớn đến chất lượng cuộc sống trong thời điểm đó.
Thông thường, khi bạn thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ có cảm giác nên tràn đầy năng lượng và sự hứng khởi, nhưng với một số người lại không được như vậy. Việc thức dậy vào buổi sáng mà cơ thể vẫn mệt mỏi, không có bất kỳ năng lượng và tinh thần uể oải. Bạn sẽ nghĩ, chuyện gì đang xảy ra?
Theo bác sĩ trưởng Chiêm Quốc Hoa, Khoa Thần kinh Bệnh viên nhân dân tỉnh Quảng Đông (TQ), việc thiếu năng lượng ngay cả khi vừa ngủ dậy đều có những lý do liên quan. Bạn hãy kiểm tra lại để thay đổi trong trường hợp cần thiết.
1. Phòng quá tối
Hầu hết mọi người thường đã trải qua một giấc ngủ sâu và đột nhiên phải thức dậy bởi một hồi chuông đồng hồ báo thức vào buổi sáng. Trong không gian phòng tối om sẽ tự nhiên khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo.
Do đó, đừng kéo rèm quá kín mít khi bạn ngủ vào ban đêm, hãy chừa một khoảng trống nhỏ, để một lượng ánh sáng nhỏ có thể chiếu vào buổi sáng khi bạn vừa thức dậy. Điều này sẽ làm cho bạn có cảm giác tỉnh tạo và nhanh nhẹn hơn.
2. Phụ nữ trong chu kỳ sinh lý
Khi phụ nữ cảm thấy bị buồn ngủ nhiều hơn có thể là đang trong chu kỳ sinh lý, điều này chủ yếu liên quan đến sự tiết hormone bất thường.
Đó chính là sự tiết melatonin bị giảm trong thời kỳ kinh nguyệt, điều này có thể dễ dàng gây ra chứng mất ngủ và có thể dẫn đến mộng mị. Tiếp sau đó là bạn sẽ cảm thấy thiếu tinh thần sau khi ngủ dậy.
Khi trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, vì cơ thể đang tập trung nhiều vào quá trình tuần hoàn máu.
Trong giai đoạn này, bạn có thể mát xa hay vỗ nhẹ vào vùng thận để có thể kích thích tuyến thượng thận và khiến bạn cảm thấy thư giãn, phấn khích hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chải tóc, vuốt xoa da đầu sau khi thức dậy vào buổi sáng, có thể thúc đẩy lưu thông máu trong đầu và làm cho não tỉnh táo nhanh chóng hơn.
3. Ngủ không sâu, thiếu ngủ
Chúng ta đều biết về tác hại của thói quen thức khuya, việc này đương nhiên sẽ rút ngắn thời gian ngủ. Đối với người bình thường, cần phải có từ 6 đến 8 giờ ngủ một cách yên tĩnh. Nếu bạn không ngủ đủ, tâm trạng và tinh thần sẽ mệt mỏi, buồn bã và cảm giác buồn ngủ vẫn kéo dài ngay cả sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Do đó, để tránh tình trạng này, bạn phải đảm bảo rằng bạn phải có một giấc ngủ đầy đủ. Nên sắp xếp công việc để đi ngủ trước 10 giờ tối là tốt nhất, tránh thức khuya. Nên tắt tất cả các đồ dùng điện tử trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
4. Uống rượu trước khi đi ngủ
Một số người thích uống cà phê, trà hoặc rượu trước khi đi ngủ, nhưng chất caffeine và rượu có thể khiến hệ thần kinh trung ương bị kích thích bất thường, khiến mọi người mất ngủ và ngủ chập chờn, không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Do đó, để không bị "khật khừ" vào buổi sáng, bạn không nên uống rượu trước khi đi ngủ. Bạn có thể thay thế bằng cách uống nước. Nếu bạn phải uống rượu để giải trí, bạn cũng có thể có thể uống thêm nước pha mật ong hoặc sữa chua để tỉnh táo sau khi uống.
5, Phòng ở quá bừa bộn
Phòng ngủ là nơi thư giãn và thả lỏng tự nhiên nhất cho mọi người. Nếu bạn để phòng ốc trong trạng thái bừa bộn, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người, làm giảm chất lượng giấc ngủ và dẫn đến suy nhược tinh thần.
Phòng nên được làm sạch thường xuyên để duy trì độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
6, Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến mọi người cảm thấy yếu và mệt mỏi.
Những người bị thiếu sắt cũng đi kèm với thiếu iốt, điều này có thể dẫn đến giảm bài tiết tuyến giáp và khiến mọi người mất năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn có thể ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như mộc nhĩ, gan, tiết động vật và rau bina.
Lưu ý, hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày để giảm thức khuya. Không ăn bất kỳ thực phẩm nào trong hai giờ trước khi đi ngủ, và đừng uống cà phê hoặc trà mạnh vào buổi tối để không làm phiền đồng hồ sinh học.
*Theo BS Gia đình (TQ)