Say tàu xe là tình trạng phản ứng nhạy cảm của cơ thể với những kích thích lặp lại của cơ thể xảy ra khi đi tàu xe. Bất cứ ai cũng có thể bị say tàu xe nhưng mức độ mắc bệnh khác nhau về độ nhạy cảm với các chuyển động của cơ thể.
Đối tượng dễ bị say tàu xe bao gồm trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi, phụ nữ mang thai và những người bị đau nửa đầu.
Gừng là cứu cánh chống say tàu xe.
Các triệu chứng của say tàu xe:
- Buồn nôn và nôn mửa
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi
- Khó chịu trong người
Làm thế nào để say tàu xe không còn là nỗi ám ảnh?
Mặc dù những biện pháp này không thể hữu ích đối với tất cả các trường hợp, tuy nhiên, chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ mức độ say tàu xe:
1. Theo dõi lượng thức ăn, đồ uống và rượu trước và trong quá trình di chuyển. Tốt nhất bạn nên hạn chế đồ uống có cồn, thực phẩm hoặc chất lỏng khiến bạn cảm thấy đầy bụng hơn bình thường.
2. Ăn nhẹ trước khi lên tàu xe. Tránh các thực phẩm dầu mỡ, cay, nhiều chất béo bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng say tàu xe ở một số người. Tránh các loại thức ăn có mùi vị mạnh cũng có thể hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
3. Cố gắng chọn chỗ ngồi ít có sự rung động nhất. Ngồi phía trên hoặc giữa xe được xem là các vị trí yên tĩnh nhất. Cụ thể:
- Trên tàu thuyền: Nên ngồi ở phía trước cabin hoặc giữa tàu nơi gần mực nước, hoặc bạn cũng co stheer đứng ở lan can – nơi có thể tiếp xúc với luồng không khí trong lành.
- Máy bay: Ngồi phía trên cánh máy bay
- Tàu hỏa: Ngồi ghế trên và cạnh cửa sổ
- Ô tô: Ngồi gần lái xe hoặc ghế hành khách phía trước.
3. Đừng cố gắng đọc sách/báo hay dùng điện thoại di động, máy tính bảng đó nếu bạn có nguy cơ say tàu xe.
Nghiên cứu cho thấy, 70% những người dùng công nghệ ảo tăng khả năng buồn nôn khi đi tàu xe.
Không nên đọc sách nếu bạn bị say xe
4. Khi ngồi trên xe ô tô hoặc thuyền, nếu bị say xe bạn nên hạn chế nhìn vào những điểm gần, hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt. Tập trung tầm mắt vào các điểm xa giúp bạn phân tán sự tập trung vào nỗi ám ảnh bị say xe.
5. Cố gắng tiếp xúc với nguồn không khí trong lành nếu có thể. Nếu phương tiện không có chỗ thông hơi, hãy cầm theo một chiếc quạt tay để tạo ra gió.
6. Tránh ngồi gần những người bị say xe, không hút thuốc hoặc ngồi gần người hút thuốc.
7. Các loại thuốc không kê toa như Bonine, Antivert, Dramamine có thể là biện pháp dự phòng hiệu quả có những chuyến đi ngắn hoặc người có thể trạng ốm yếu.
8. Dùng nước gừng, kẹo gừng hoặc trà gừng có thể là giải pháp giúp bạn hạn chế nôn mửa.
*Theo Medicinenet/Mayoclinic
Mời độc giả xem thêm:
Phòng chống say xe như thế nào?