Ngạc nhiên khi Anh nâng cấp xe tăng Challanger II bằng tháp pháo Đức

Nam Đồng |

Gói nâng cấp mới được người Đức tiến hành trên các xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh sẽ giúp nó đạt hiệu quả tác chiến vượt trội so với hiện nay.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 không được đánh giá là một phương tiện bọc thép tốt ngay từ khi nó mới ra đời, nhiều thiếu sót đã được chỉ ra từ quá trình hoạt động trong Quân đội Hoàng gia Anh cũng như lực lượng mặt đất của Oman.

Trước tình hình trên, Bộ Quốc phòng Anh đã quyết định cho ra đời phiên bản Challenger 2 LEP nâng cấp với biệt danh Black Night. Dự án được tiến hành bởi BAE Systems như một phần của chương trình kéo dài vòng đời của chiếc MBT này, công ty quốc phòng nổi tiếng của Đức Rheinmetall cũng tham gia quá trình hiện đại hóa.

Ngạc nhiên khi Anh nâng cấp xe tăng Challanger II bằng tháp pháo Đức - Ảnh 1.

Phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Rheinmetall thực hiện

Theo nhiều chuyên gia quân sự, điểm yếu lớn nhất của xe tăng Challenger 2 nằm ở khẩu pháo nòng xoắn L30E4 cỡ 120 mm đã lỗi thời, không có khả năng sử dụng các loại đạn hiện đại, cho nên cần thiết phải tiến hành thay thế nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh tương lai.

Để khắc phục nhược điểm, Công ty Rheinmetall đề xuất phương án trang bị cho Challenger 2 pháo nòng trơn Rh-120 L55A1 của Đức cùng cỡ 120 mm. Khẩu pháo Rh-120 cũng được sử dụng trên biến thể xe tăng Leopard 2A7V mới nhất. Ưu điểm của nó là cung cấp áp lực trong nòng cực cao, khiến đường đạn căng, tầm xa và độ chính xác đều vượt trội.

Bên cạnh đó, nhờ tích hợp khẩu pháo mới mà xe tăng Challenger 2 còn có thể sử dụng các loại đạn đặc chủng công nghệ cao với đầu nổ đa dạng, được lắp ngòi điện tử định tầm, mang lại sức mạnh hỏa lực cao gấp nhiều lần.

Ngạc nhiên khi Anh nâng cấp xe tăng Challanger II bằng tháp pháo Đức - Ảnh 2.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 nâng cấp đang được thử nghiệm tại Đức

Một tháp pháo mới cũng được Rheinmetall phát triển, để giảm trọng lượng thì các vật liệu tiên tiến nhất đã được sử dụng. Điều này mang lại ưu điểm là có thể cài đặt các hệ thống bổ sung như tổ hợp bảo vệ chủ động (APS), mà không làm tăng khối lượng tổng thể hoặc giảm mức độ bảo vệ bên trong. Điều thú vị là tháp pháo này tỏ ra hoàn toàn phù hợp với xe tăng Leopard 2.

Pháo nòng trơn Rh-120 L55A1 của Đức sử dụng liều phóng liền, trong khi khẩu L30E4 lại bắn đạn liều rời.

Đạn dược được lưu trữ trong khoang riêng biệt phía sau với các tấm ngăn cách giữa khoang điều khiển, cơ số đạn trong xe lên tới 50 viên.

Hiện nay phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 với tháp pháo mới đang được thử nghiệm tại Đức. Bộ Quốc phòng Anh sau đó sẽ quyết định xem có nên nhân rộng phương án này ra trên toàn bộ các chiến xa của mình hay không.

Cận cảnh xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Quân đội Hoàng gia Anh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại