Nga đã dàn trận rất mạnh bảo vệ Syria, Mỹ - phương Tây hãy coi chừng!

Trung Phạm |

Việc Nga bố trí tại Địa Trung Hải và các căn cứ trên lãnh thổ Syria một số lượng vũ khí hùng hậu được xem như một động thái mang tính cảnh báo để "lằn răn đỏ" không bị vượt qua.

Trước những diễn biến căng thẳng tại Syria, cả 3 nước Mỹ, Anh và Pháp - liên minh đã phát động đợt không kích hiệp đồng phá hủy các cơ sở bị nghi là nơi sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học của Syria hồi tháng 4/2018, giờ đây lại đang phát đi những tuyên bố mạnh mẽ đi kèm với việc triển khai trên thực địa các phương tiện vũ khí sẵn sàng cho một cuộc tấn công mới.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 10/9 đã lên tiếng cảnh báo, liên minh Mỹ - Anh - Pháp sẽ tiến hành "một đòn đáp trả mạnh mẽ hơn rất nhiều" nếu xảy ra bất cứ vụ tấn công hóa học nào ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.

Về phần mình, Nga cũng đã có những bước đi cần thiết bằng việc triển khai trước tới Địa Trung Hải một hạm đội hải quân và không quân hùng hậu mà như chính truyền thông của nước này thừa nhận là "lớn nhất kể từ năm 2015".

Động thái này giúp Nga làm tốt công tác chuẩn bị, đưa các hệ thống vũ khí vào vị trí phòng thủ sẵn sàng đối phó với nguy cơ diễn ra một cuộc tập kích lần thứ hai do Mỹ và liên quân phương Tây phát động để bảo vệ đồng minh Syria.

Tất nhiên, để có thể đánh bại được một chiến dịch tấn công "mãnh mẽ hơn gấp nhiều lần" như thế, Nga cần phải chứng tỏ được các lực lượng vũ trang của mình đủ khả năng chống trả lại sức mạnh hiệp đồng của các nước phương Tây, nhất là với số phương tiện, vụ khí của cả không quân và hải quân mà Mỹ và đồng minh đã triển khai ở Trung Đông.

Nga đã dàn trận rất mạnh bảo vệ Syria, Mỹ - phương Tây hãy coi chừng! - Ảnh 1.

Sơ đồ triển khai chiến thuật chống tiếp cận - chống xâm nhập của Nga ở Địa Trung Hải

Nga đã triển khai những phương tiện gì?

Để đánh chặn được các hạm đội của Mỹ và phương Tây, Nga cần phải dựa vào 2 loại phương tiện chủ chốt: các máy bay và hệ thống tên lửa đang hoạt động trên lãnh thổ Syria, trong một số trường hợp là cả ở lãnh thổ Nga; và cần phải sử dụng rộng rãi các hệ thống vũ khí phi đối xứng nhằm chế áp máy bay, tàu chiến đối phương, hạn chế tối đa lợi thế về số lượng của chúng.

Mặc dù Đô đốc Kuznetsov- chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga bị hạn chế về khả năng khuếch trương sức mạnh tầm xa và thực tế đang phải nằm cảng để nâng cấp, không thể can dự vào các hoạt động ở tiền phương nhưng Moscow vẫn sở hữu trong tay một tài sản vô cùng giá trị khác đó là căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia của Syria.

So với phương Tây, Nga còn có lợi thế hơn về các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không như Su-35, Su-30SM và Su-27SM - những phương tiện ưu việt hơn về tốc độ, trần hoạt động, tầm tấn công và khả năng cơ động so với các đối thủ của Mỹ, qua đó cho phép chúng có khả năng bảo vệ các tàu chiến và mục tiêu trọng yếu của cả Nga và Syria.

Trong khi đó, các cường kích Su-34, loại máy bay săn ngầm tầm xa tiên tiến trang bị tên lửa hành trình như Kh-41 vận tốc Mach 3, Kh-31A vận tốc Mach 3.5 cũng như Kh-35U và P-800 với tầm tấn công 300 km, có thể bộ lộ mối đe dọa to lớn cho các tàu chiến kẻ thù ở những khoảng cách rất xa tính từ bởi biển Syria.

Đây là những dòng tên lửa được thiết kế để tránh được các mạng lưới phòng không mới nhất, tân tiến nhất trang bị cho Hải quân Mỹ.

Nga đã dàn trận rất mạnh bảo vệ Syria, Mỹ - phương Tây hãy coi chừng! - Ảnh 2.

Chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-34 (trên) và Su-27

Phi đội máy bay chiến đấu của Nga hiện đang triển khai ở Syria ước tính gồm có 4 chiếc Su-27SM, 8 Su-30SM, 4 Su-35 và 8 Su-34, bên cạnh đó là các máy bay MiG-29SMT hạng nhẹ và ít chuyên dụng hơn cũng như các cường kích Su-24M4 cũ hơn.

4 máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 cũng đã được Nga triển khai tới chiến trường Syria mặc dầu liệu những phương tiên này đã sẵn sàng chiến đấu đầy đủ và có được trang bị các tên lửa K-77 phục vụ cho các sứ mệnh không đối không hay chưa vẫn còn chưa được rõ.

Các phi đội chiến đấu cơ của Nga còn được yểm trợ bởi rất nhiều thiết bị hỗ trợ uy lực khác, trong đó có máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50U, đóng vai trò như một phương tiện tăng cường thêm sức mạnh, có thể điều phối các chiến dịch tấn công bằng máy bay và cảnh báo về các vụ tập kích sắp diễn ra nhờ radar Vega-M.

Một số phương tiện giữ vai trò yểm trợ khác cũng phải kể tới, bao gồm: máy bay trinh sát điện tử Il-20M1 và máy bay tình báo điện tử mới Tu-21R, tất cả đều giữ vai trò chủ đạo tăng cường khả năng chiến đấu cho các máy bay Nga triển khai ở Syria.

Nga đã dàn trận rất mạnh bảo vệ Syria, Mỹ - phương Tây hãy coi chừng! - Ảnh 3.

Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50U

Sức mạnh phòng thủ tại chỗ

Đi kèm với các máy bay chiến đấu Nga triển khai trên lãnh thổ Syria là các hệ thống phòng không tân tiến, không những có khả năng ngăn chặn các máy bay địch thủ tiếp cận không phận Syria mà còn là cánh tay nối dài tấn công chúng ngay từ bên ngoài biên giới Syria, trên Địa Trung Hải hoặc trên lãnh thổ các quốc gia láng giềng.

Trong khi, ngoài sự hiện diện rõ ràng của Pantsir-S1 đã được khẳng định và nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn khác thì các tổ hợp tầm xa S-300VM và S-400 cũng đã được triển khai tới Syria từ năm 2015 sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga.

Khả năng chiến đấu của S-400 là không có đối thủ và hệ thống có thể tấn công các máy bay phương Tây ngay khi chúng vừa cất cánh khỏi boong tàu sân bay trên biển Địa Trung Hải.

Một tổ hợp S-400 đơn lẻ có thể tấn công tới 80 mục tiêu bằng việc cùng lúc phóng đi 160 quả tên lửa như 40N6 tầm bắn 400 km, 48N6DM/48N6E3 tầm bắn 250 km hay 48N6E2 tầm bắn 200 km.

Các tên lửa tầm ngắn và tầm trung của S-400 như 9M96, 9M96E2 và 9M96E hoàn toàn có thể khóa chặt không phận Syria và bảo vệ các khí tài hải quân của Nga khỏi một đòn tấn công từ trên không nếu như đối phương chọn cách can thiệp này.

Một thiết bị tác chiến phi đối xứng rất giá trị nữa mà Nga cũng đã triển khai ở Syria là trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR.

Trang bị hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử Rychag-AV, một trong nhưng thiết bị chế áp mạnh nhất thế giới, đây là loại phương tiện được thiết kế để làm mù máy bay và tên lửa địch từ khoảng cách 400 km - một sự bổ trợ vô cùng lợi hại cho các hệ thống phòng không Nga.

Nga đã dàn trận rất mạnh bảo vệ Syria, Mỹ - phương Tây hãy coi chừng! - Ảnh 4.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400

Vũ khí tấn công tầm xa

Cùng với các khí tài đã triển khai ở Syria, Không quân Nga cũng có thể điều động một số lượng lớn các máy bay siêu thanh tầm xa cất cánh ngay từ chính lãnh thổ Nga nhưng vẫn có thể nhanh chóng được huy động đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào. Trong trường hợp này, Nga sẽ sử dụng tới các loại đạn tên lửa tấn công từ ngoài ô phòng không của đối phương.

Các máy bay ném bom chiến lược như Tu-160, Tu-22M và tiêm kích đánh chặn MiG-31 nổi tiếng với khả năng bay ở vận tốc siêu nhanh và mang được tải trọng vũ khí lớn nên sẽ phát huy giá trị rất tốt khi xuất kích từ các căn cứ Nga tấn công tàu chiến đối phương hoạt động ở Địa Trung Hải.

Chỉ riêng MiG-31, loại máy bay trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" - Kh-47M2, với vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh và có thể trốn tránh được bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, đủ sức khai hỏa tiêu diệt thậm chí cả một hạm đội tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một đòn không kích.

Tầm bắn của Kinzhal cho phép các máy bay MiG-31 Nga đậu ở các căn cứ xung quanh Moscow có thể tấn công tàu sân bay và tàu khu trục phương Tây trên biển Địa Trung Hải. Khả năng tấn công tầm xa cũng như vận tốc siêu thanh giúp tên lửa tiếp cận mục tiêu trong thời gian chỉ vài phút sau khai hỏa.

Nga đã dàn trận rất mạnh bảo vệ Syria, Mỹ - phương Tây hãy coi chừng! - Ảnh 5.

Máy bay ném bom chiến lược "Thiên Nga Trắng" Tu-160 của Không quân Nga

Cùng với MiG-31, tên lửa hành trình Kh-32 trang bị cho Tu-22M, loại phương tiện được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ vô hiệu hóa các nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương ở tầm tấn công cực xa, cũng là một vũ khí chống hạm "chết người" và có thể triển khai chỉ trong vài phút bởi các máy bay ném bom xuất kích từ Nga tấn công các mục tiêu trên Địa Trung Hải.

Sau khi leo lên tới độ cao khoảng 40 km, tên lửa bắt đầu hạ xuống trần bay cực thấp, thường là cách mặt nước biển khoảng 5 m, trước khi phóng thẳng tấn công mục tiêu ở vận tốc gấp vài lần vận tốc âm thanh. Tên lửa đặc biệt khó bị phát hiện, khiến tàu chiến địch thủ chỉ có thời gian phản ứng khoảng 10 giây, thậm chí ít hơn.

Một số phương tiện khác mà Nga triển khai ở Syria được cho là cũng có khả năng tấn công "làm thay đổi cuộc chơi" nếu xung đột xảy ra, là các máy bay trinh sát biển và tác chiến chống ngầm Tu-142MK.

Hai chiếc đã đáp xuống căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh Latakia của Syria đầu tháng 9/2018, ngay sau khi xuất hiện thông tin có các tầu ngầm phương Tây tiếp cận bờ biển Syria.

Những máy bay trinh sát tầm xa này, vốn được thiết kế để chống tàu ngầm hoạt động ở những vùng biển sâu và rộng hơn cả Địa Trung Hải, sẽ là một mối đe dọa to lớn đối với các tàu ngầm đối phương và là sự bổ trợ đặc biệt hiệu quả cho rất nhiều phương tiện đã được Nga triển khai để tấn công tàu mặt nước kẻ thù.

Nguy cơ xảy ra cuộc đối đầu trực diện giữa Nga và liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu khó có thể xảy ra nhưng với việc Nga đã bố trí tại Địa Trung Hải và các căn cứ trên lãnh thổ Syria một số lượng vũ khí không quân, hải quân đầy uy lực như vậy được xem như một động thái mang tính cảnh báo cao để "lằn răn đỏ" không bị vượt qua.

Hộ vệ hạm Nga rượt tàu sân bay Mỹ trên Địa Trung Hải

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại