Phi công Su-30 chuyển loại tiêm kích Rafale Pháp: Máy bay đắt nên phi công phải "khủng"

Chỉ Nhàn |

Phiên bản Su-30 của Ấn Độ dùng một số thiết bị do Pháp sản xuất là một trong những thuận lợi đối với đội ngũ phi công nước này khi chuyển loại bay tiêm kích Rafale.

Để chuẩn bị cho việc tiếp nhận chiếc máy bay Rafale đầu tiên vào tháng 9/2019, Không quân Ấn Độ đã cử một nhóm 6 người gồm phi công, kỹ sư và 4 thợ máy được tuyển chọn kỹ lưỡng lên đường sang Pháp để học chuyển loại.

Một quan chức chính phủ Ấn Độ tiết lộ, nhóm này sẽ bay tới Pháp vào chủ nhật, huấn luyện tại căn cứ Saint-Dizier ở miền Đông Pháp.

"Không quân Ấn Độ sẽ gửi thêm nhiều đợt phi công và kỹ thuật viên tới Pháp huấn luyện Rafale trong những tháng tới. Họ sẽ chịu trách nhiệm lái loại máy bay này về Ấn Độ", nguồn tin cho biết thêm.

Câu hỏi đặt ra lúc này liệu các phi công Ấn Độ có thể hoàn thành việc chuyển loại bay Rafale trong thời gian gấp gáp một năm không. Bởi Ấn Độ lâu nay chủ yếu sử dụng các hệ máy bay Nga (Liên Xô cũ), giờ đây phải làm quen với máy bay phương Tây không phải là điều dễ dàng.

Không giống nhưng có "chung chút nguồn gốc" là tốt rồi

Thật may mắn cho Ấn Độ, dù tiêm kích Su-30MKI hoàn toàn do Nga sản xuất, thế nhưng nó được tích hợp một số công nghệ của Pháp nằm trong buồng lái chiếc máy bay này.

Theo Airforce - Techonoly, một số bộ phận buồng lái của chiếc Su-30MKI do Thales Group sản xuất. Đây là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Pháp chuyên sản xuất các thiết bị điện cung cấp dịch vụ an ninh quốc phòng. Dĩ nhiên, Thales cũng là nhà cung cấp các thiết bị phụ trên chiếc Rafale.

Phi công Su-30 chuyển loại tiêm kích Rafale Pháp: Máy bay đắt nên phi công phải khủng - Ảnh 1.

Buồng lái máy bay chiến đấu Rafale.

Tuy còn quá nhiều khác biệt nếu đem so buồng lái chiếc Su-30MKI với Rafale, cũng như thiết bị Thales trang bị cho hai dòng máy bay này cũng "khác nhau một trời một vực". Thế nhưng, việc sử dụng thiết bị của Pháp trên máy bay Nga ít nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc bước đầu của các phi công Ấn Độ.

Ngoài ra, hai mẫu máy bay cùng sở hữu thiết kế "cánh mũi" vốn khó kiểm soát cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các phi công học chuyển loại.

Máy bay rất đắt nên phi công phải "khủng"

Bên cạnh các thuận lợi về mặt kỹ thuật, quan trọng nhất đối với bất kỳ lực lượng không quân nào là về con người. Chắc chắn Ấn Độ sẽ chọn những phi công "khủng nhất" để tiếp thu chuyển loại máy bay Rafale.

Dù không rõ quy trình tuyển chọn của Không Quân Ấn Độ, nhưng có một điều chắc chắn rằng nước này sẽ phải rất chặt chẽ để chọn ra người giỏi nhất, xứng đáng nhất để học Rafale và lái chúng từ Pháp về Ấn Độ vào cuối năm 2019.

Đây không những đó là nhiệm vụ cao cả của bất kỳ phi công nào, mà ngay những tướng lĩnh Ấn Độ hiểu rằng họ đang chuẩn bị nhận những chiếc tiêm kích thế hệ 4 "đắt nhất thế giới". Do đó, không thể tuyển chọn "bừa", bất kỳ sai sót nào cũng để lại hậu quả ghê gớm.

Theo các nguồn tin, Ấn Độ đã phải mua 36 chiếc Rafale nguyên chiếc sản xuất tại Pháp với giá 166,21 triệu USD/chiếc, đắt gấp 3 lần Su-30MKI với giá 62,78 triệu USD/chiếc mà Ấn Độ sản xuất hàng loạt trong nước theo chuyển giao công nghệ của Nga.

Tờ Business Standard cho rằng, Không quân Ấn Độ đang phải chi ra mức giá "trên trời". Đã thế, cái giá khủng khiếp này thậm chí còn chưa bao gồm vũ khí và dịch vụ đảm bảo kỹ thuật đi kèm.

Phi công Su-30 chuyển loại tiêm kích Rafale Pháp: Máy bay đắt nên phi công phải khủng - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu Rafale.

Dạy lái thành công sẽ bán thêm được máy bay?

Một vấn đề "then chốt" đối với sự thành bại của chuyển loại máy bay ở bất kỳ đâu là giáo viên dạy. Trong trường hợp chuyển loại Rafale của Không quân Ấn Độ, chắc chắn phía Pháp bằng giá nào cũng cố gắng đào tạo các "học trò" bằng được.

Đó không chỉ là trách nhiệm đối với hợp đồng cung cấp Rafale cho Ấn Độ mà còn là danh dự. Đào tạo chuyển loại thành công từ hệ máy bay Nga sang Pháp cho phi công Ấn Độ góp phần nâng cao uy tín của phía Pháp trên thị trường quốc tế.

Bởi trong bất kỳ thương vụ mua sắm máy bay chiến đấu nào, vấn đề không chỉ nằm ở thông số kỹ thuật máy bay mà còn các thỏa thuận khác về hậu cần, đào tạo huấn luyện.

Hơn bao giờ hết, lúc này nước Pháp mà trực tiếp là Dassault Aviation (nhà sản xuất máy bay) đang khao khát bán được nhiều hơn máy bay chiến đấu Rafale để duy trì dây chuyền sản xuất.

Được giới thiệu từ lần đầu từ năm 2001, cho tới nay các chuyên gia đều có chung nhận định Rafale đã không thành công trên thị trường xuất khẩu, dù loại máy bay này được xếp hạng cao trong nhiều cuộc thử nghiệm.

Một trong những nguyên nhân chính để chiếc máy bay này thất bại trên thị trường là do giá quá đắt. Điều này làm giảm tính cạnh tranh so với các chiến đấu cơ nước khác. Đến nay, mới chỉ có Ai Cập đồng ý mua 24 chiếc; Qatar mua 24 chiếc và Ấn Độ mua 36 chiếc.

Đó là những con số quá nhỏ so với tiềm năng của tiêm kích Rafale, chúng không hề yếu mà rất mạnh, người Pháp nhất định không chịu "hạ giá" Rafale, vậy chỉ còn cách cung cấp dịch vụ đi kèm một cách hiệu quả nhất để "mồi" thêm khách hàng.

Theo Hindustantimes, tiêm kích Rafale được thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ với những cải tiến đặc biệt ở mũ bay; radar cảnh báo; máy ghi dữ liệu chuyến bay; hệ thống theo dõi và tím kiếm hồng ngoại; khởi động động cơ trong thời tiết giá lạnh ở các căn cứ nằm trên núi cao.

Rafale xuất khẩu cho Ấn Độ cũng sẽ được trang bị tên lửa không đối không Meteor có tầm bắn tới hơn 100km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối.

Tiêm kích Rafale trình diễn khả năng chiến đấu đáng nể

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại