Nếu F-35I Israel liều lĩnh lọt vào "bẫy" hỏa lực của tên lửa S-400 ở Syria: Tan xác?

Khang Minh - Tuấn Sơn |

Tên lửa S-400 Nga có khả năng đánh chặn chiến đấu cơ F-35I nhất định, nhưng khoảng cách đánh chặn của nó giảm đáng kể, chỉ có thể bao phủ Latakia (Syria) và khu vực gần nó.

Ngày 13/1 máy bay chiến đấu Israel tiến hành không kích sân bay quân sự Syria nằm ở phía Tây thủ đô Damascus, phá hủy nhiều mục tiêu.

Có thông tin cho rằng thực hiện hành động lần này là F-35I mà Israel mới nhận, nếu thông tin này đúng thì đây sẽ là lần thực chiến đầu tiên của máy bay này. Trước đó từng có nguồn tin cho rằng Nga đã triển khai tên lửa phòng không S-400 tại Syria, vì vậy giữa F-35I và S-400 liệu có xảy ra cuộc đối đầu không thực sự thu hút rất nhiều sự chú ý.

Tuy nhiên tác giả bài viết cho rằng, khả năng xảy ra sự đối đầu này là không lớn, đầu tiên Không quân Israel mới nhận chiến đấu cơ F-35, vì vậy tính khả thi của việc sớm đưa nó vào tác chiến với quy mô ồ ạt là không lớn.

Nếu F-35I Israel liều lĩnh lọt vào bẫy hỏa lực của tên lửa S-400 ở Syria: Tan xác? - Ảnh 1.

Tên lửa S-400 của Nga triển khai ở Syria.

Trong khi đó S-400 của Nga chủ yếu triển khai ở Latakia, dùng để bảo vệ căn cứ không quân và hải quân của Nga tại Syria, khoảng cách theo đường thẳng giữa Latakia và Damascus hơn 300km.

Đối với hệ thống tên lửa phòng không như S-400, khoảng cách phát hiện mục tiêu của nó bị giới hạn bởi đường cong trái đất, sóng điện radar băng tần ngắn gần như truyền trên một đường thẳng, mà trái đất là hình tròn cho nến radar không thể tìm thấy mục tiêu dưới đường chân trời.

Vì vậy từ radar đường chân trời có thể thấy S-400 ở Latakia chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở độ cao 5.000m trở lên tại Damascus, chiến đấu cơ Israel chỉ cần bay dưới độ cao này là có thể tránh được sự tìm kiếm của radar Nga.

Ngoài ra, theo một số nguồn tin S-400 của Nga triển khai ở Syria hiện nay trang bị tên lửa 48N6DM có tầm bắn chỉ có 250km, từ Latakia vẫn không thể bắn đến Damascus.

Tài liệu liên quan cho thấy, tên lửa phòng không S-400 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Cụ thể, diện tích phản xạ radar (RCS) của đầu đạn hình nón trên tên lửa đạn đạo chiến thuật chỉ từ 0.1 – 0.4 m2, còn nhỏ hơn so với RCS 0,5m2 (theo một số nguồn tin) của chiến đấu cơ tàng hình.

Do vậy, tên lửa phòng không S-400 một khi đã diệt được tên lửa đạn đào thì hoàn toàn có thể đánh chặn mục tiêu tàng hình.

Tuy nhiên, RCS của mục tiêu tàng hình giảm thì khoảng cách phát hiện mục tiêu của radar cảnh giới nhìn vòng và radar chiếu xạ của tên S-400 cũng sẽ giảm theo, và đường chân trời sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đánh chặn của tên lửa.

Để nâng cao khả năng tấn công mục tiêu tàng hình của S-400, Nga sử dụng đài radar cảnh giới 96L6 như là một thành phần không thể thiếu của tổ hợp tên lửa này. Radar nhìn vòng 96L6 hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.

Ngoài ra, thiết kế ăng ten mảng pha còn có khả năng lái chùm tia cơ khí ở góc phương vị và lái chùm tia điện tử về độ cao. 96L6E phát hiện được các vật thể bay với đầy đủ 3 tham số (cự ly, phương vị và độ cao).

Nếu F-35I Israel liều lĩnh lọt vào bẫy hỏa lực của tên lửa S-400 ở Syria: Tan xác? - Ảnh 2.

Các thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Nga triển khai tại Syria: xe bệ phóng tự hành, radar nhìn vòng 96L6 và được bảo vệ bởi các tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Ưu điểm vượt trội của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch và tất nhiên là cả máy bay tàng hình nữa. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.

Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 3600 trong vòng 6 giây, góc phương vị từ -3 - 1,50. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 - 2.800 m/s.

Radar 96L6E có khả năng phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 300 km.

Có thông tin cho rằng, radar này đã triển khai đến Syria, điều này cho thấy Nga tương đối coi trọng việc cảnh giới của lực lượng đóng tại Syria đối với máy bay tàng hình.

Tuy nhiên radar nhìn vòng và chiếu xạ có thể "nhìn" thấy F-35I không có nghĩa là có thể đánh chặn được nó, vì đầu tự dẫn của tên lửa cũng là một vấn đề khi cự ly sục sạo, bám, khóa mục tiêu của chúng ở pha cuối khá hạn chế, đối với chiến đấu cơ thế hệ 3 cũng chỉ khoảng 30km.

Như vậy khoảng cách bám, khóa đối với mục tiêu tàng hình của đầu tự dẫn trên tên lửa là dưới 15km, thậm chí còn ít hơn và hầu hết thời gian trong quỹ đạo bay đều phải nhờ radar chiếu xạ cung cấp chỉ lệnh dẫn đường, dễ bị gây nhiễu.

Từ đây có thể thấy, tên lửa S-400 có khả năng đánh chặn chiến đấu cơ F-35I nhất định, nhưng khoảng cách đánh chặn của nó giảm đáng kể, chỉ có thể bao phủ Latakia và khu vực gần nó, cho nên chỉ cần Israel không chủ động tấn công Latakia, Nga không thể tiến hành đánh chặn.

Trên thực tế có thông tin cho rằng, Nga và Israel từng đạt được hiệp định không can thiệp vào hành động của nhau tại Syria, cho nên cảnh tượng F-35 đối đầu với tên lửa S-400 tạm thời vẫn không thể xảy ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại