Mỹ nói thẳng nguyên nhân điều B-2 không kích IS tại Libya

Đan Nguyên |

Theo phát ngôn viên Không quân Mỹ, dù chi phí khá lớn nhưng do hiệu quả của chiếc B-2 mang lại, Mỹ vẫn quyết định dùng B-2 không kích IS tại Libya.

Hãng CNN dẫn lời phát ngôn viên Không quân Mỹ, Đại tá Patrick Ryder cho biết: "Đó là lựa chọn của cấp trên. Nhưng máy bay tàng hình B-2 Spirit thể hiện sự hiệu quả hơn nhờ khả năng vận chuyển với trọng tải lớn, thời gian hoạt động lâu, bền bỉ và có thể hỗ trợ hiệu quả trong nhiều phương án đặt ra".

Theo vị phát ngôn viên này, địa điểm thực hiện nhiệm vụ lần này là khoảng 45 km về phía Tây Nam của thành phố Sirte, Libya. Cặp đôi B-2 Spirit có thể hoạt động 34 giờ bay liên tục, với chi phí 130.000 USD/ngày.

Tính ra nhiệm vụ lần này hai chiếc siêu "bóng ma" tiêu tốn ít nhất 9 triệu USD để vận hành, chưa kể các chi phí phát sinh và giá trị lượng vũ khí mà mỗi chiếc được trang bị.

 Mỹ nói thẳng nguyên nhân điều B-2 không kích IS tại Libya  - Ảnh 1.

Máy bay B-2 Spirit

Để thực hiện nhiệm vụ này, siêu máy bay tàng hình B-2 Spirit đã rời căn cứ không quân Whiteman, để lên đường thực hiện nhiệm vụ không kích ở Libya. Trong sứ mệnh lần này, B-2 Spirit mang theo rất nhiều loại vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao.

CNN dẫn nguồn tin Lầu Năm Góc cho biết, B-2 Spirit đã phá hủy 2 trại huấn luyện của IS ở Libya vào đêm 18/1. Kết quả là khoảng 80 tay súng đã bị tiêu diệt, nhiệm vụ này được Tổng thống Obama phê duyệt trước khi ông rời nhiệm sở vào hôm 21/1.

B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình có thể mang bom thông thường và bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ.

B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ. 

Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980.

Với chi phí trong thời gian bay như vậy chiếc B-2 bị nhiều người chế giễu là quá đắt để có thể đem ra tham chiến. Tuy nhiên, chiếc máy bay này vẫn tham gia vào 3 chiến dịch khác nhau.

Nó bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM) trong chiến tranh. Sau đó chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan và Iraq.

Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế đội bay cho lần xuất kích tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.

Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại