Một nhà khoa học Trung Quốc nghĩ ra cách trồng lúa trong nước ngập mặn

Cẩm Mai |

Nhà khoa học người Trung Quốc Yuan Longping, 87 tuổi, đã dành cả cuộc đời nghiên cứu cây lúa. Nay ông đã tìm ra cách trồng lúa trong nước ngập mặn.

Ông Yuan Longping đang phát triển một giống lúa mới năng suất cao có thể phát triển trong vùng nước mặn.

Quá trình trồng lúa truyền thống đòi hỏi cánh đồng nước ngọt. Chỉ có một phần của tổng diện tích đất của Trung Quốc có thể trồng lúa bằng nước ngọt, vì phần lớn đất bị xâm ngập mặn do lũ lụt và thủy triều ven biển.

Một nhà khoa học Trung Quốc nghĩ ra cách trồng lúa trong nước ngập mặn - Ảnh 1.

Người nông dân Trung Quốc.

Ví dụ, ở khu vực Đông Dinh trên bờ biển phía đông Trung Quốc, gần 40% diện tích đất có hàm lượng muối trên 0,5%

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc vẫn sản xuất nhiều gạo hơn các nước khác.

Thường là không thể trồng lúa ở đầm lầy và đất ngập nước biển hoặc đất sét mặn chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất canh tác ở Trung Quốc, vì muối làm căng cây lúa.

Điều đó làm cho quá trình quang hợp và hô hấp trở nên khó khăn với thân cây, làm lúa ngừng phát triển và chết. Một số nơi, đất đai ngày càng tăng sẽ phải đối mặt với vấn đề đất ngập mặn khi mực nước biển dâng.

Tuy nhiên, nếu nông dân Trung Quốc trồng được lúa ở vùng đất ngập mặn rộng lớn có thể làm tăng đáng kể nguồn cung lương thực.

Kết quả thử nghiệm ban đầu của ông Yuan Longping đầy hứa hẹn: Nhóm nghiên cứu của ông trồng một vụ lúa gồm 200 giống lúa chịu mặn khác nhau cho năng suất lên tới 3,6 tấn/ mẫu đất.

Gạo thu hoạch được tốt hơn hầu hết gạo thương mại của Mỹ thu hoạch sản lượng khoảng từ 3,27 – 3,45 tấn /mẫu đất.

Bên cạnh đó, trồng lúa trong nước mặn sẽ giải phóng những mảnh đất hiện đang trồng loại cây khác.

Chế độ ăn của người Trung Quốc đang thay đổi khi người tiêu dùng giàu có đòi hỏi ăn nhiều thịt hơn và ít ăn ngũ cốc hơn, nhưng không gian chăn nuôi và trồng rau quả bị hạn chế, vì đất trồng trọt ở Trung Quốc được dành cho lúa gạo.

Thành công ban đầu của nhà khoa học Yuan Longping đến trong khi dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2017 giảm sút.

Hàn Quốc và Sri Lanka đang phải trải qua "khó khăn bất thường", trong khi Bangladesh gần đây trải qua những trận lũ lụt tồi tệ nhất Nam Á trong thập kỷ qua. Ấn Độ và Nepal bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và hạn hán trong năm nay, vì vậy giá gạo sẽ tăng lên.

Việc trồng thử nghiệm được ông Yuan Longping tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa gạo dung nạp kiềm ở Thanh Đảo, cho thấy gạo có thể phát triển trong nước biển như nồng độ nước muối pha loãng.

Chỉ có 10% muối trong nước nên cách trồng lúa này vẫn chưa thể phổ biến cho nông dân áp dụng vào thực tế.

Nhóm nghiên cứu của Trung Quốc vẫn hy vọng rằng trong vòng 3-5 năm tới, họ sẽ có thể sản xuất được lúa gạo từ nước ngập mặn đủ cung cấp cho 200 triệu người dân trong nước và hàng trăm triệu người trên thế giới.

Theo chính tác giả, kỹ thuật này cũng có thể áp dụng ở các nước khác, như: Bangladesh, Việt Nam và một phần châu Phi.

Nhờ kỹ thuật trồng lúa trong nước ngập mặn mà người trồng lúa hy vọng làm giảm sử dụng năng lượng, gọi là lúa "siêu xanh" đã được trồng thành công ở Philippines.

Loại gạo này thân thiện với môi trường hơn các loại gạo năng suất cao và nó có giá cao hơn do có chất lượng cao.

Ngoài việc tăng tổng sản lượng, gạo được trồng trong nước ngập mặn có lợi cho sức khoẻ, vì nhiều canxi và các vi chất dinh dưỡng khác trong nước kiềm.

Nhưng theo ông Yuan Longping, để áp dụng đại trà phương pháp trồng lúa trong nước ngập mặn, vẫn còn chặng đường dài đầy khó khăn phía trước.

Nguồn bài và ảnh: Business Insider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại