Lực lượng bí mật trong cuộc chiến tay đôi của TT Putin với phương Tây

Bảo Lam |

Đơn vị 54777 có một vài tổ chức bình phong mà trên thực tế chúng được Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) bí mật điều hành và nhằm vào những người dân Nga ở nước ngoài.

(tiếp theo kỳ trước)

"Trung tâm trọng lực" bí mật

Ý nghĩa của GRU ở trong nước được nâng cao đã thể hiện vai trò mở rộng của cơ quan này tại nước ngoài.

Trong thời kỳ Liên Xô, GRU đã thực hiện các chiến dịch bí mật nhằm nỗ lực gia tăng tầm ảnh hưởng của Điện Kremlin trong thế giới đang phát triển.

Tuy nhiên vai trò của cơ quan này ở phương Tây bị giới hạn và, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu sử học và cựu nhân viên, chủ yếu là để thu thập các bí mật quân sự. KGB chỉ đạo các chiến dịch liên quan tới việc gây ảnh hưởng về mặt chính trị.

Vào thập niên 90 và đầu thập niên 2000, GRU đã đóng vai trò quan trọng trong hai cuộc chiến đẫm máu tiêu diệt phiến quân tại nước cộng hoà đòi tách ra Chechnya.

"Họ đã có được kinh nghiệm trong giải quyết những lĩnh vực ngoài vòng pháp luật. Đó là thứ quan trọng thay đổi tâm lý con người", ông Alexei Kondaurov, tướng KGB đã về hưu và là người thường chỉ trích ông Putin nói.

Dưới thời TT Putin – trong quá khứ ông từng là lãnh đạo KGB – GRU không hạn chế phương pháp tiếp cận không gian mạng. Những đơn vị của GRU mà vào thời kỳ Liên Xô đã chú trọng tới hoạt động tuyên truyền và giải mã dữ liệu, bây giờ tiến hành các chiến dịch tâm lý nhờ mạng internet, cũng như tấn công mạng.

Lực lượng bí mật trong cuộc chiến tay đôi của TT Putin với phương Tây - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin.

Vào năm 2013, GRU bắt đầu triển khai "chiến dịch nghiên cứu khoa học" mà là một phần nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm thu hút nhiều hơn nữa các sinh viên tài năng từ các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học.

"Về mặt truyền thống, GRU là cơ quan chủ lực của Nga hoạt động trong không gian không bị kiểm soát, có nghĩa là trong khuôn khổ nội chiến và các sự kiện tương tự. Trong một vài ý nghĩa, mạng internet hiện nay cũng là không gian không bị kiểm soát", chuyên gia về tình báo Liên Xô Mark Galeotti của Viện quan hệ quốc tế có trụ sở ở Praha nhấn mạnh.

Những chiến dịch đặc biệt

Hồi tháng 2/2015, khi cuộc xung đột ở Đông Ukraine đã diễn ra năm thứ hai, khoảng 10 nghị sĩ Mỹ đã nhận được thông báo qua thư điện tử từ các thành viên của tổ chức có tên gọi "Những người yêu nước Ukraine".

Trong thông báo này chứa đựng đường link để kiến nghị "giải cứu" Ukraine, mà chính phủ thân phương Tây đang triển khai cuộc chiến chống lại các du kích nổi dậy thân Nga.

Nó được viết bằng thứ ngôn ngữ tiếng Anh trình độ thấp: "Hỡi các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ Mỹ! Tình hình hiện nay tại Ukraine vô cùng tồi tệ. Chiến tranh đang xảy ra ở Ukraine. Mức độ tham nhũng trong các lực lượng vũ trang Ukraine là rất lớn. Các sĩ quan cấp cao bán vũ khí cho quân khủng bố".

Tiếp đến, trong kiến nghị này chứa đựng lời thỉnh cầu các nghị sĩ cử "những chuyên gia giàu kinh nghiệm của Mỹ và NATO" đến thay thế các chỉ huy và sĩ quan Ukraine.

"Chúng tôi hi vọng rằng các bạn có thể tác động tới Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao và đạt được những thoả thuận về việc cử các sĩ quan phương Tây tới Ukraine để kiểm soát trực tiếp các lực lượng vũ trang của chúng tôi", kiến nghị nhấn mạnh.

Bức thư điện tử này đã không tạo ra được bất cứ tác động nào đến Đồi Capitol.

Lực lượng bí mật trong cuộc chiến tay đôi của TT Putin với phương Tây - Ảnh 3.

Những "người lịch sự" được cho là của Nga triển khai ở Crimea năm 2014.

Tuy nhiên, một mặt, điều đó đã trở thành sự kiện đáng chú ý. Vấn đề liên quan tới nỗ lực đầu tiên, dù hơi thô thiển của Cục các chiến dịch tâm lý của GRU nhằm tác động lên các chính khách Mỹ - đây là kết luận của một cơ quan tình báo phương Tây.

Theo ý kiến của các chuyên gia phân tích phương Tây trong những cơ quan tình báo, chiến dịch này mang mục tiêu kép – tác động gây mất tinh thần lên người Ukraine sau những thất bại nặng nề, đồng thời gây sự bất hoà trong nội bộ các chính khách có ảnh hưởng của Mỹ khi khiến họ phải tin rằng chính những người Ukraine đã mất niềm tin vào các lực lượng vũ trang của mình.

Chiến dịch này được cho là do đơn vị 54777 hay Trung tâm đặc biệt số 72 của GRU thực hiện. Theo các chuyên gia của những cơ quan tình báo phương Tây, đây chính là Trung tâm triển khai chiến tranh tâm lý của Nga.

Trước đó không lâu, khi các lính biên phòng Nga nổ súng nhằm vào 3 chiếc tàu của Ukraine trên biển Đen và sau đó bắt giam các tàu này, những thanh niên tại các khu vực ven biển đã nhận được tin nhắn với chỉ dẫn có mặt tại điểm tập kết để nhập ngũ.

Tin nhắn này, theo cơ quan tình báo phương Tây nêu trên, được cơ quan triển khai các chiến dịch tâm lý gửi đi, trong khi trước đây chưa bao giờ có các tin nhắn tương tự.

"Đây là trung tâm trọng lực của Nga về triển khai các chiến dịch tâm lý. Thương hiệu của họ có thể nhận thấy trong nhiều chiến dịch nổi tiếng", một sĩ quan của cơ quan tình báo phương Tây cho biết thêm.

Đơn vị 54777 có một vài tổ chức bình phong mà được tài trợ thông qua các ưu đãi của chính phủ như tổ chức ngoại giao nhân dân, tuy nhiên, trên thực tế, chúng được GRU bí mật điều hành và nhằm vào những người dân Nga ở nước ngoài.

Hai tổ chức đáng chú ý nhất trong số đó – "InfoRos" và Viện Đồng hương Nga (Institute of the Russian Diaspora).

Lấy ví dụ, vào tháng 2/2014, trước khi Crimea sáp nhập Nga, Viện Đồng hương Nga và "InforRos" dường như lấy danh nghĩa các tổ chức của người Nga ở Ukraine đã gửi lời kêu gọi đến tổng thống Putin ra tay can thiệp vào cuộc xung đột đang diễn biến ngày càng căng thăng.

Theo tình báo phương Tây, mục đích của lời kêu gọi này như sau: thuyết phục cộng đồng quốc tế, cũng như công chúng Nga rằng Ukraine không thống nhất, và tăng cường áp lực của tinh thần chống Nga của những người biểu tình tại Kiev. "InfoRos" và Viện Đồng hương Nga từ chối đưa ra bình luận.

Đơn vị 54777, căn cứ vào mọi thứ, phối hợp cùng với các đơn vị chuyên triển khai các chiến dịch tâm lý và các chiến dịch trong không gian mạng khác, bao gồm cả những thành viên của nhóm tin tặc tự nhận mình là những kẻ theo IS.

Tuy vậy, trên thực tế nó cũng vẫn là một đơn vị của GRU và từng thực hiện cuộc đột nhập vào mạng lưới máy tính của Uỷ ban quốc gia của Đảng Dân chủ Mỹ năm 2016.

Nhóm "CyberHalifat" của IS hồi tháng 1/2015 đã thực hiện cuộc đột nhập Trung tâm quản lý của Twitter ở Mỹ, còn mục tiêu của chiến dịch này chính là vợ các binh lính Mỹ có tài khoản Twitter để gửi những lời đe doạ.

Vào tháng 4/2015, nhóm "CyberHalifat" lại nhân danh những kẻ theo IS đã làm gián đoạn các chương trình của kênh truyền hình TV5 (Pháp) trong vòng 18 tiếng đồng hồ.

"GRU chứng tỏ một cách khá chắc chắn về khả năng tiếp cận công nghệ mới nhất. Chính điều này đã biến cơ quan này trở nên đặc biệt nguy hiểm", ông Joe Cheravitch, nhà phân tích và chuyên gia nghiên cứu về Nga thuộc Trung tâm Nghiên cứu phi thương mại Rand Corp được chính phủ Mỹ tài trợ cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại