Cú đánh của "Sarmat": Tất cả không chết, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bị xóa sổ!

Bảo Lam |

Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, cuộc xung đột hạt nhân với Nga sẽ là bản án tử hình dành cho Mỹ nhờ các tên lửa Sarmat, mà với 10 quả đủ để tiêu diệt toàn bộ nước Mỹ.

Trong bài viết mang tựa đề "«Сармат»: Умрут не все, но Штатов действительно не будет - Cú đánh của "Sarmat": Tất cả không chết, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bị xóa sổ", tác giả Pokrovsky Alexander nhận định một khi Nga dùng tên lửa Sarmat, hậu quả đối với Mỹ sẽ hết sức nặng nề.

Theo Pokrovsky Alexander, hai thông tin gần như nối đuôi nhau xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Thông tin thứ nhất - đó là ý kiến của chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho rằng, cuộc xung đột hạt nhân với Nga sẽ là bản án tử hình dành cho Mỹ nhờ các tên lửa Sarmat, mà với 10 quả đủ để tiêu diệt toàn bộ nước Mỹ.

Thông tin thứ hai – Cơ quan quản lý an ninh hạt nhân thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã bắt tay vào chế tạo các đầu đạn hạt nhân công suất nhỏ W76-2. Nhờ chúng, người Mỹ muốn tăng cơ hội của mình trong việc "kiềm chế" hạt nhân đối với Nga.

Còn Nga đơn giản không thể ngủ được vì muốn giải phóng khỏi ràng buộc hạt nhân…

Cú đánh nhỏ chính xác chống lại cây nấm lớn

Dù hôm nay báo chí Mỹ có nói gì đi chăng nữa, thì trong lịch sử sẽ vẫn còn ghi dấu việc chính Mỹ là kẻ đã kích động một cuộc chạy đua hạt nhân mới có khả năng huy diệt toàn bộ nhân loại.

Người Mỹ đã triển khai sản xuất lô đầu đạn hạt nhân W76-2 đầu tiên. Đến cuối năm nay, dự kiến chúng sẽ được bàn giao cho lực lượng hải quân Mỹ. Chúng sẽ được trang bị cho các tên lửa đạn đạo Trident II trên 14 tàu ngầm chiến lược hiện có lớp "Ohio" của Mỹ.

Trên mỗi chiếc tàu chiến này sẽ có 24 quả tên lửa, tổng cộng có thể tạo ra 336 quả nấm hạt nhân lơ lửng trên các mục tiêu ở Nga.

Nga có thể không kém cạnh, nếu như nói về các tàu ngầm – 3 chiếc tàu ngầm mang tên lửa chiến lược đề án 955 "Borey" – 16 tên lửa "Bulava" với 10 đầu đạn trên mỗi chiếc, 5 chiếc tàu ngầm đề án 667BDRM "Delphin" – 16 quả tên lửa "Liner" với 4 đầu đạn mỗi quả, một chiếc đề án 667BDR "Kalmar" – 16 tên lửa R-29R với 7 đầu đạn mỗi quả.

Cú đánh của Sarmat: Tất cả không chết, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bị xóa sổ! - Ảnh 1.

Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược đề án 955 "Borey" của Nga.

Như chúng ta thấy, chỉ riêng các tàu ngầm "Borey" đã có thể tạo ra 480 vụ nổ hạt nhân. Còn tổng cộng – sẽ là 952 đầu đạn với sức công phá từ 100 đến 150kiloton.

Có đủ cho Mỹ hay không? Quá đủ. Nhưng không chỉ "Ohio" của Mỹ được trang bị các đầu đạn hạt nhân… Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, tổng số lượng đầu đạn hạt nhân của quốc gia này vào khoảng 6,8 nghìn.

Nhưng ở đây có một điều bất ngờ! Hoá ra, sức công phá củ các đầu đạn hạt nhân mới của Mỹ chỉ ở mức 5-6 kiloton/đầu đạn! Người Mỹ cần để làm gì? Nhờ chúng, họ có thể triển khai một cuộc chiến tranh hạt nhân tần suất ngắn.

Nói một cách đơn giản, với công suất thấp, nhưng độ chính xác cao, có thể giúp tiêu diệt được các mục tiêu nhằm hạn chế rủi ro chiến trường vượt ra ngoài khả năng quân đội và hạm đội để trở thành giai đoạn tiêu diệt các nước bằng hạt nhân. Người Mỹ tính toán như thế.

Nhiều khả năng, họ cho rằng người Nga sẽ ngần ngại trút các đầu đạn 100 kiloton của mình xuống những thành phố Mỹ, nếu như người Mỹ hoá các tàu chiến và quân đội của Nga thành tro bụi bằng các đầu đạn hạt nhân nhỏ bé của mình.

Người Nga có ngần ngại hay không?

Hẳn là không. Thứ nhất, học thuyết quân sự của Nga đề cập tới việc sử dụng vô điều kiện vũ khí hạt nhân, kể cả trong trường hợp nổ ra cuộc xung đột phi hạt nhân, nếu tiến trình của nó đe doạ sự tồn vong của đất nước và quốc gia.

Ngoài ra, tổng thống Putin có lần thậm chí còn tự thề rằng, không để cho bất cứ cuộc chiến tranh nào xảy ra trên lãnh thổ của Nga. Bất cứ quốc gia nào cố tình đưa quân tới lãnh thổ Nga – các tên lửa sẽ bay thẳng tới lãnh thổ của họ.

Trong bối cảnh đó, cần phải hiểu tuyên bố khuấy động ý kiến xã hội của chuyên gia Alexei Leonkov trên tờ thời báo "Zvezd" (Nga) về việc chỉ cần 10 tổ hợp tên lửa Sarmat, cũng như các những thiết bị lặn không người lái mang vũ khí hạt nhân "Poseideon" sẽ đặt dấu chấm hết cho sự tồn vong của Mỹ.

Một dấu chấm rất đậm: "Một quả tên lửa mới RS-28 Sarmat của chúng ra có khả năng mang từ 6,75 đến 7,5 megaton hạt nhân. Nó sẽ lấy đi mạng số từ 33,75 đến 37,5 triệu người tại những khu vực đông dân cư của Mỹ. 10 quả Sarmat sẽ tiêu diệt toàn bộ dân số Mỹ".

Nếu điều đó còn chưa đủ để ép Mỹ phải chấp thuận hoà bình thì "Poseidon" sẽ xung trận. Căn cứ vào việc có đến 80% người dân Mỹ sống ở dọc bờ biển, thì theo khẳng định của chuyên gia này, "tất cả sẽ bị phá huỷ và lây nhiễm: Cả hàng trăm nghìn km2 đất liền và biển".

"Sẽ không ai sống sót", ông Leonkov đe doạ. Tóm lại, người Nga không ngần ngại.

Cú đánh của Sarmat: Tất cả không chết, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bị xóa sổ! - Ảnh 2.

Tên lửa RS-28 Sarmat

Điều đó đáng tin tới mức nào?

Thứ nhất, ông Alexei Leonkov – một trong những chuyên gia quân sự có danh tiếng và trình độ nhất của Nga. Nếu ông, Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc", nói gì đó về đề tài vũ khí, thì có thể yên tâm mà tin vào điều đó.

Thứ hai, ông được các chuyên gia quân sự có danh tiếng khác của Nga ủng hộ. Giám đốc Viện bảo tàng các đơn vị phòng không Nga Yury Knutov cho biết rằng, phần đầu đạn của của tên lửa Sarmat có khả năng bất ngờ triển khai cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu, mà hệ thống phòng không Mỹ không có thể tính toán trước được quỹ đạo của đầu đạn.

Vì thế, "quả tên lửa này sẽ biến thành nỗi kinh hoàng và sự khiếp sợ đối với các lực lượng vũ trang Mỹ. Thậm chí không thể đánh chặn và tiêu diệt một quả tên lửa Sarmat".

"Không ai có tên lửa như Sarmat. Đó là tên lửa chiến lược hạng nặng mà có thể vượt qua trên 17 nghìn km. Trên thực tế điều đó có nghĩa rằng từ lãnh thổ của Nga nó có thể bay tới lãnh thổ của Mỹ kể cả bay vòng qua Nam Cực", chuyên gia và phóng viên quân sự nổi tiếng của hãng thông tấn TASS, ông Vitor Litovkin cho biết.

Cuối cùng, bản thân những tính năng của vũ khí nói lên khả năng tiêu diệt Mỹ trong trường hợp quốc gia này sử dụng các đầu đạn "nhỏ bé" giới hạn của mình để chống lại Nga.

Đó chính là quả tên lửa 15A28, có nghĩa là RS-28 Sarmat. Đó không chỉ là tên lửa có khả năng tấn công nước Mỹ từ phía sau hệ phòng thủ chống tên lửa của Mỹ mà được xây dựng chủ yếu để chống lại cuộc tấn công từ phía bắc, qua Bắc Cực.

Và đó không chỉ là 10 đầu đạn trong mỗi một tổ hợp (còn ông Victor Litovkin cho rằng có thể lên tới 17 đầu đạn, phụ thuộc và sức công phá được tính bằng kiloton). Đó còn là những đầu đạn bay với vận tốc siêu thành và có khả năng vượt qua được các cứ điểm phòng không của Mỹ.

Bên cạnh đó, không một siêu máy tính nào có khả năng tính toán được quỹ đạo cho các tên lửa chống tên lửa của Mỹ để chúng có khả năng bắn hạ dù chỉ một đầu đạn bay lượn cơ động của người Nga. Và nhờ có khả năng bay lượn cơ động, nó có thể tiêu diệt được mục tiêu với sắc xuất không quá 10m.

Có nghĩa là để tiêu diệt các cứ điểm phóng Minuteman cũng chỉ cần đầu đạn loại nhỏ. Nhỏ cả về kích thước để có thể dễ dàng bố trí chúng nhiều hơn trên một quả tên lửa.

Cú đánh của Sarmat: Tất cả không chết, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bị xóa sổ! - Ảnh 3.

Nga phóng thử nghiệm tên lửa RS-28 Sarmat.

Tạm biệt nước Mỹ!

Các bang của Mỹ sẽ bị tiêu diệt như thế nào? Ở đây có những mệnh lệnh mang tính quân sự cũng như kinh tế chiến lược.

Những mệnh lệnh quân sự - tiêu diệt ngay từ đầu các trạm chỉ huy chính và dự phòng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ. Trước tiên đó là căn cứ chỉ huy phòng thủ không quân-vũ trụ Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command, NORAD).

Về hình thức ở đó có 3 mục tiêu: Chính căn cứ chỉ huy nằm ở thành phố Colorado-Springs, căn cứ không quân Peterson gần thành phố đặt trụ sở chỉ huy, và hầm ngầm đặc biệt bên trong núi Cheyenne, nơi bố trí căn cứ chỉ huy thường xuyên.

Nhưng chỉ cần xẻ núi Cheyenne bằng hai đầu đạn hạt nhân 3 kiloton có khả năng xuyên phá các tầng địa chất và bê tông.

Sau đó những khu vực bố trí tên lửa Minuteman II sẽ thuộc diện bị tiêu diệt – với các trạm chỉ huy, nhà kho, bệ phóng. Điều đó sẽ kéo theo các bang Montana, Wyoming và Bắc Dakota bị xoá sổ.

Cùng lúc cần phải vô hiệu hoá các căn cứ hải quân Mỹ. Ít ra phải là Norfolk và San-Diego (xoá sổ Virginia và California), cũng như Guam, Pearl-Harbor, Okinawa ở Nhật Bản, toàn bộ Bahrain, Jidd ở Ả Rập Xê Út, và những căn cứ nhỏ lẻ.

Các lực lượng không quân cũng phải bị "tiễn biệt". Nhưng chúng rất nhiều trên khắp thế giới, nên sẽ không liệt kê.

Từ quan điểm địa kinh tế, Mỹ như một nền kinh tế dựa trên 3 trụ cột vững chắc về công nghiệp-tài chính. Đó là Boston-Washington, Chicago-Pittsburg và California.

Tại những nơi này tạo ra hơn một nửa GDP của Mỹ và 1/3 dân số Mỹ sinh sống. Nếu chỉ cần một quả Sarmat bay tới đây, dù chỉ mang 10 đầu đạn độc lập thì sự hỗn loạn và chết chóc sẽ bao trùm những nơi này.

Căn cứ từ kinh nghiệm những lần mất điện và các cơn bão đổ bộ xuống cùng với ngập lụt, ngay lập tức xã hội dân chủ của Mỹ sẽ trở nên điên loạn khi những nhân viên cảnh sát và Vệ binh quốc gia không còn dùng súng để trấn áp.

Cướp bóc và thảm sát sẽ xảy ra trong số những kẻ may mắn còn sống sót – hậu quả khi các trung tâm văn minh bị phá huỷ. Tiếp đến…

Tiếp đến nước Mỹ sẽ tự hủy diệt mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại