Luật sư: Nguyễn Xuân Sơn khai ra đưa tiền cho Ninh Văn Quỳnh để mong khoan hồng

Hoàng Đan |

Luật sư bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn nói thân chủ của ông khai ra số tiền đưa cho Ninh Văn Quỳnh để mong được HĐXX xem xét khoan hồng.

Nguyễn Xuân Sơn: Bị cáo khai báo thành thật

Sáng 23/3, ngày thứ 5 phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận của các bị cáo, luật sư với luận tội của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội (VKS).

Ông Đinh La Thăng nói về việc không còn đủ thời gian để thực hiện bản án.

Trước khi trình bày phần tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) liên tục gửi lời cảm ơn HĐXX và đại diện VKS.

"Bị cáo cảm ơn chân thành tới HĐXX, các cơ quan tố tụng đã tạo điều kiện để phiên tòa diễn ra cởi mở. Bị cáo và các bị cáo khác có quyền bào chữa một cách dân chủ, thoải mái.

Bị cáo cảm ơn đại diện VKS đã có bản luận tội và có đánh giá mức độ, hành vi của bị cáo" - Nguyễn Xuân Sơn nói.

Luật sư: Nguyễn Xuân Sơn khai ra đưa tiền cho Ninh Văn Quỳnh để mong khoan hồng - Ảnh 2.

Đồ họa: Đỗ Linh - Nguyễn Trang.

Người mang 2 bản án (tử hình và chung thân) trong 2 vụ án trước đó nói, bản thân mình luôn khai báo thành khẩn với cơ quan điều tra. Ông nhận thức hành vi của mình chỉ là tích cực thực hiện các công việc được giao, không nghĩ rằng mình vi phạm pháp luật.

"Bị cáo mong HĐXX, VKS có sự thông cảm, chia sẻ với bị cáo và các bị cáo khác về nhận thức pháp luật", ông Sơn bày tỏ.

Nhắc tới lời khai của mình về việc đưa cho Ninh Văn Quỳnh 180 tỷ đồng, nhưng Quỳnh nói chỉ cần 20 tỷ, ông Sơn nói bị cáo đồng tình với kiến nghị của VKS về việc đề nghị xem xét, tiếp tục làm rõ khoản tiền Sơn khai đưa cho Quỳnh. 

"Bị cáo khai báo sự thật và mong muốn HĐXX đồng ý với kiến nghị của VKS, tiếp tục xem xét, làm rõ hành vi của bị cáo cũng như lời khai của bị cáo trước tòa để xác minh đúng sự thật.

"Việc này giúp cho tấm lòng của bị cáo, người liên quan được thanh thản", ông Sơn trình bày.

Vì sao Sơn là cấp trên vẫn phải đưa tiền cho Quỳnh?

Sau phần trình bày của Nguyễn Xuân Sơn, HĐXX cho phép luật sư Phạm Công Hùng lên bào chữa cho cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí.

Luật sư Hùng đánh giá bản luận tội đã nhìn thấu đáo, đúng pháp luật để đưa ra tương đối sát với phần hỏi đáp tại tòa, phù hợp với các chứng cứ.

Luật sư: Nguyễn Xuân Sơn khai ra đưa tiền cho Ninh Văn Quỳnh để mong khoan hồng - Ảnh 4.

Đồ họa: Đỗ Linh - Nguyễn Trang.

Dẫn lại lời khai của bị cáo Quỳnh về việc nhận 20 tỷ đồng từ Nguyễn Xuân Sơn, luật sư phân tích: "Trước đây tại cơ quan điều tra, Sơn khai đưa 120 tỷ, sau lại khai đưa gần 300 tỷ. Tôi sợ trách nhiệm vì số tiền quá lớn nên không khai báo thành khẩn. Sau khi được cán bộ điều tra giải thích đã khai nhận để mong khoan hồng".

Xin cám ơn bị cáo Quỳnh đã khai "một phần sự thật" (khi Quỳnh thừa nhận nhận 20 tỷ đồng - PV) mà trước đó chính bị cáo vì sợ trách nhiệm không khai - luật sư nói và cho rằng điều này cũng chứng minh Sơn thành khẩn khai báo, chỉ có điều trước đây không xác minh được, giờ đã chứng minh được một phần.

Đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ là bị cáo đã khai báo thành khẩn", ông Hùng nói.

Luật sư Hùng mong bị cáo Quỳnh thấu hiểu và chia sẻ cho bị cáo Sơn về việc khai báo thành khẩn số tiền đã đưa cho Quỳnh.

"Bị cáo Sơn luôn day dứt và nói với tôi: "Em không muốn Quỳnh phạm tội nặng hơn vì là đồng nghiệp với nhau trong thời gian dài. Nhưng đứng trước biến cố quá lớn trong đời người là một án tử hình, một án chung thân thì rất oan uổng vì em không chiếm đoạt số tiền đó".

Nên Sơn đã khai ra số tiền đưa cho Quỳnh để hưởng sự khoan hồng. Nếu không có biến cố thì có thể sẽ khác, mong bị cáo Quỳnh chia sẻ.

Vì biến cố quá lớn nên không thể khác. Bị áo Sơn phải trở lại với con đường tìm kiếm sự khoan hồng của pháp luật bằng cách thành khẩn khai báo", luật sư nêu quan điểm.  

Theo cáo trạng, năm 2008, ông Đinh La Thăng biết rõ tình hình yếu kém của OceanBank nhưng vẫn đồng ý để PVN góp tổng cộng 800 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn điều lệ vào ngân hàng này.

Nhà băng này sau đó kinh doanh thua lỗ, mất vốn sở hữu nên PVN bị mất hoàn toàn số tiền góp vốn. Oceanbank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc là người quyết định chủ trương, chỉ đạo thực hiện việc góp vốn. Ông Thăng với trách nhiệm của người đứng đầu, bảo toàn vốn của tập đoàn phải chịu trách nhiệm chính về số tiền 800 tỷ đồng mà PVN góp vốn vào Oceanbank bị mất trắng.

Trong số 7 bị cáo hầu tòa, có 3 người đã lĩnh án trong các phiên xử sơ thẩm khác. Cụ thể, ông Đinh La Thăng bị TAND TP Hà Nội tuyên 13 năm tù về tội Cố ý làm trái trong vụ án xảy tại PVN và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam hôm 22/1.

Cũng trong phiên xử này, Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên 9 năm tù, Ninh Văn Quỳnh lĩnh 7 năm tù. Riêng Nguyễn Xuân Sơn còn bị tuyên án tử hình trong phiên xử đại án OceanBank hồi tháng 9/2017.

Cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm, người nhận án chung thân trong vụ án OceanBank đang chờ xử phúc thẩm cũng bị triệp tập đến toà sáng nay với tư cách người làm chứng.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại