Cáo buộc phá rừng và sự “khôn khéo” đáng nể của bầu Đức

David Nguyễn |

(Soha.vn) - Sau khi xác định được những mối nguy hại thì Tập đoàn HAGL của bầu Đức cũng đã xác định cho mình 1 chiến lược thoát khủng hoảng khá toàn diện.

LTS: Trong thời gian gần đây, các khủng hoảng trong kinh doanh ngày càng xuất hiệu nhiều trên các phương tiện truyền thông. Các khủng hoảng có thể đến từ sản phẩm, dịch vụ như trong trường hợp Tân Hiệp Phát bị phát hiện có hàng chục tấn hương liệu quá đát trong kho dùng để sản xuất sản phẩm Trà Xanh không độ, tới từ con người như vụ nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines dính nghi án vận chuyển hàng lậu, tới từ chiến lược kinh doanh như quảng cáo mỳ gấu đỏ bị “tố” núp bóng tình thương hay từ những lý do “trên trời rơi xuống” ngoài ý muốn như trong vụ lật xe bia ở Đồng Nai. Tất cả các sự kiện đó đều khác nhau nhưng chung bản chất đó là khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao một doanh nghiệp lại dễ bị rơi vào khủng hoảng truyền thông ? Cần làm gì khi rơi vào khủng hoảng? Để độc giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề này, báo điện tử Trí Thức Trẻ đã thực hiện loạt bài về khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp. Tuyến bài phân tích những cuộc khủng hoảng truyền thông lớn của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm về cách xử lý khủng hoảng qua lăng kính của các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân.

>>> Xem toàn bộ thông tin về Khủng hoảng truyền thông và cách ứng xử của các ông lớn
>>> Tại sao ông Chủ tịch Vietjet Air "quên" làm những điều này?
>>> Mercedes Vietnam và chuyện "chưa thấy quan tài chưa rơi lệ"

>>> Sự cay đắng của mì Gấu Đỏ và bài học xương máu cho đại gia VN

Hẳn những người làm truyền thông vẫn còn nhớ sự kiện HAGL bị tổ chức phi chính phủ cáo buộc những tội danh như phá rừng, có hành vi tham nhũng cũng như chiếm đất đai tại Lào và Campuchia hồi tháng 6/ 2013 vừa qua. Vụ việc này đã làm rúng động thi trường đầu tư tài chính và giới doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhưng với chiến lược xử lý khủng hoàng truyền thông của mình, HAGL không những phản bác thành công tổ chức này mà còn tăng phần uy tín của mình trên thị trường tài chính thế giới và huy động được nhiều khoản vay của các định chế thế giới.

Tổ chức cáo buộc HAGL là tổ chức phi chính phủ nổi tiếng trên thế giới. Tổ chức này đã có nhiều thành tích đáng nể từ khi hoạt động đa ngành, liên tục đánh gục nhiều tập đoàn tư nhân bằng những cáo buộc rất “đanh thép”.

Tổ chức này được nhiều giải thưởng về môi trường và nhân quyền trên thế giới. Với uy tín có được từ những chiến dịch nhân quyền và môi trường đã có trong 20 năm hoạt động thì tiếng nói của tổ chức này có ảnh hưởng khá lớn với giới đầu tư thế giới. Nổi bật và đáng chú ý nhất là cáo buộc Kim Cương Máu nổi tiếng ở các nước Châu Phi.

Quá khứ tai tiếng của tài phiệt đứng sau Global Witness

Soros, tài phiệt đứng sau tổ chức này

Ở Việt Nam, năm 2013 là năm tổ chức này đã khai ngòi cuộc chiến với các ông “vua cao su” là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam.

Những cáo buộc này bao gồm: “phá rừng”, có hành vi tham nhũng cũng như chiếm đất đai tại Lào và Campuchia. Với cáo buộc này, HAGL đã phải đối mặt với những mối nguy hiểm vô cùng lớn. Một khi rơi vào vòng xoáy của những cáo buộc thì thiệt hại là rất lớn nếu không muốn nói có thể đẩy HAGL xuống vực thẳm.

Chúng ta có thể nhìn thấy viễn cảnh rõ ràng rằng nếu HAGL không xử lý tốt khủng hoảng này thì tập đoàn sẽ gặp khó khăn đối với các nhà đầu tư nước ngoài các định chế tài chính đã, đang và sẽ cho tập đoàn này vay vốn.

Những nhà đầu từ hàng đầu của HAGL như Deutsche Bank,Credit Suisse...sẽ buộc phải thoái vốn nếu như họ nhận định rằng HAGL sẽ khó lòng phục hồi nếu các cáo buộc được các tổ chức nhân quyền và môi trường xác nhận là có thật.

Đồng nghĩa với đó, HAGL sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ được sản phẩm. Vì rất có thể hàng của HAGL sẽ bị ép giá hoặc bị tẩy chay trên thị trường. Nên nhớ một điều rằng, các công ty nước ngoài đều có tôn chỉ hoạt động riêng. Và một khi tôn chỉ này bị vi phạm, nếu sản phẩm bị người tiêu dùng nước ngoài tẩy chay thì rất khó có thể phục hồi danh tiếng.

Sau khi xác định được những mối nguy hại thì Tập đoàn HAGL cũng đã xác định cho mình 1 chiến lược thoát khủng hoảng khá toàn diện. Thay vì im lặng thì Tập đoàn của bầu Đức đã chọn cho mình cách hợp tác với truyền thông để làm rõ những cáo buộc của tổ chức này.

HAGL đã có những động thái mạnh mẽ và hết sức quyết liệt trước vấn đề này. Điều này được thể hiện rõ ràng từ việc ký hợp đồng với Bureau Veritas 1 công ty thuộc hiệp hội FSC chuyên về môi trường (QHSE) và trách nhiệm xã hội để khẳng định rằng HAGL không phá rừng và vẫn làm theo tiêu chuẩn quốc tế về phát triển rừng bền vững.

Công nhân của Tập đoàn HAGL đang chăm sóc cây cao su tại Attapeu, Lào

Đưa ra lời mời với tổ chức này để đối chất vấn đề mà tổ chức trên cáo buộc và tổ chức đưa nhà báo quốc tế và nhà đầu tư đi thăm quan dự án của HAGL tại Lào và Campuchia để có cái nhìn chuẩn xác nhất về các cáo buộc cuả tổ chức này được giới chuyên gia và truyền thông nhận định là một cách làm khá ấn tượng và thông minh của Tập đoàn này.

Song song với đó, công ty của ông bầu bóng đá đã đưa ra các bằng chứng có tính pháp lý cao, có giá trị quốc tế để “phản pháo” lại cáo buộc phá rừng như công văn trả khoản nợ vay tổ chức Sea Games tại Lào bằng việc cho khai thác gỗ tại 1 số khu vực.

Chi 10 triệu USD để tổ chức thăm khám chữa bệnh cho người dân tại Lào và Campuchia hỗ trợ mổ mắt cho các bệnh nhân nghèo trong chương trình phát triển cộng đồng tại Campuchia là một trong những động thái tích cực của HAGL đối với công tác xã hội.

Qua những bằng chứng đầy tính thuyết phục cũng như những hoạt động xã hội tích cực trên, gần như không ai tin rằng đây là cách hành xử của một tập đoàn phá rừng và lấn đất đai của người dân.

Một số tờ báo tại Lào đã lên tiếng ủng hộ Chủ tịch Tập đoàn HAGL, Đoàn Nguyên Đức sau cáo buộc chiếm đất phá rừng của tổ chức này. Ảnh: Vietnam+

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông khôn khéo của HAGL đã giúp cho Tập đoàn thoát khỏi mối nguy sản phẩm bị tẩy chay hay bị ép giá ở thị trường cao su quốc tế. Còn với các nhà đầu tư, họ vững tâm hơn ở HAGL, chắc chắn với các khoản đầu tư của họ tại tập đoàn. Và những nghi ngờ thêm về cái gọi là cáo buộc của tổ chức này cũng theo đó mà tan biến như chưa từng xuất hiện.

Được biết rằng, tính tới thời điểm hiện tại, tổ chức này vẫn đang gửi đi những thông điệp cảnh báo và khuyên các nhà đầu tư thoái vốn và rời khỏi HAGL. Tuy nhiên, tới nay, chưa 1 nhà đầu tư nào rời khỏi HAGL mà ngược lại HAGL đã hoàn thành phát hành trái phiếu quốc tế với giá trị 1000 tỷ đồng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại