2 thương vụ khiến Thị trưởng Phạm Đình Nguyên "nổi đình đám"

Pha Lê |

Cách đây gần 2 năm (2012), ông Phạm Đình Nguyên, một doanh nhân gốc Việt đã khiến người Mỹ và cả thế giới ngỡ ngàng khi mua lại thị trấn Bufor, một thị trấn ở Mỹ.

>>> Chân dung “vua rác” gốc Việt vừa mất hợp đồng “khủng” trên đất Mỹ

Tham vọng của thị trưởng Việt đầu tiên tại Mỹ

Ông Nguyên đã mua lại thị trấn Bufor với cái giá 900.000 USD (khoảng 20 tỷ đồng), trở thành thị trưởng của thị trấn này.

Kể lại về thương vụ này, ông Nguyên cho biết: Vào một ngày như thường lệ ông đọc tin tức trên báo và tình cờ đọc được thông tin rao bán tiểu bang Buford – tiểu bang nhỏ nhất nước Mỹ.

“Thời điểm đó, nếu muốn tham gia đấu giá thì người tham gia cần chuẩn bị ít nhất là 100.000 USD, nhưng bấy giờ việc đem 10.000 USD ra nước ngoài là điều không dễ dàng”, tờ Người đưa tin dẫn lời ông Nguyên.

Và may mắn đã mỉm cười với ông. Vụ đấu giá thành công, ông Nguyên nghiễm nhiên trở thành thị trưởng người Việt đầu tiên trên đất Mỹ.

Không giấu giếm, doanh nhân Phạm Đình Nguyên chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng không biết mua nó để làm gì, tôi chỉ nghĩ là sẽ sở hữu được nó và sẽ đưa một thương hiệu Việt Nam vào thị trường Mỹ chứ không nghĩ là nó sẽ được nổi tiếng nhanh đến vậy.

Nhưng tôi muốn sở hữu nó bằng những gì có thể và tôi càng khát khao hơn khi biết số lượt người xem bảng tin trên lên đến 1,3 tỷ người và tôi rất hạnh phúc khi nghe “người Việt Nam” được xướng tên", tờ Người đưa tin viết.

Một năm sau khi mua, ông Nguyên đổi tên thị trấn thành PhinDeli, đồng thời ra mắt thương hiệu cà phê rang xay PhinDeli.

Khi thương hiệu này ra đời, vị thị trưởng nuôi tham vọng quảng bá, kinh doanh loại pha phin đặc trưng của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng Mỹ.

PhinDeli công bố trên trang chính thức của mình như sau: “Chúng tôi là thương hiệu PhinDeli với sứ mệnh là đem đến cho khách hàng những tách cà phê Việt đúng nghĩa - vừa có hương vị độc đáo và vừa an toàn tuyệt đối.

"Đứa con cưng" PhinDeli và quyết định đầy bất ngờ của ông Phạm Đình Nguyên

Bằng 1 chiến thuật định vị rất nghệ thuật của mình, PhinDeli đã dẫn người tiêu dùng đi theo mê cung mà ông Nguyên đã vẽ ra.

PhinDeli đã đưa ra chiến lược định vị lòng tự tôn dân tộc trong tâm trí người Việt. Khi slogan "PhinDeli: Không gì là không thể" được đưa ra, nó đã đảo lộn vị thế của ngành cà phê Việt Nam.

Từ nước Mỹ xa xôi, những đòn đánh bất ngờ vào thị trường trong nước đã làm cho danh tiếng của ông thị trưởng người Việt này càng được nhiều người biết đến.

Chiến lược bán hàng của PhinDeli là chiến lược an toàn khi áp dụng cách mua đứt bán đoạn để bảo toàn vốn.

PhinDeli lại khéo léo áp dụng chính sách ưu đãi về tỉ lệ chiết khấu cho cửa hàng nên sản phẩm của PhinDeli vẫn được các đại lý chấp nhận lấy hàng.

Và sau 3 tháng, PhinDeli đã có độ phủ sóng 20 - 30% tại các điểm bán lẻ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Hơn nữa, hệ thống siêu thị cũng đã báo về cho PhinDeli những tín hiệu khả quan.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhiều người lại tỏ ra ngỡ ngàng trước thông tin ông Nguyên quyết định bán cổ phần của PhinDeli cho Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC).

Theo đó, tại đại hội cổ động vừa diễn ra vào tháng 7 của KDC, lãnh đạo công ty này thông báo việc mua cổ phần của công ty cổ phần PhinDeli.

Trao đổi với ông Phạm Đình Nguyên, Chủ tịch HĐQT công ty CP PhinDeli về thương vụ này, ông Nguyên cho rằng, Kinh Đô là đối tác mà PhinDeli lựa chọn để hợp tác, với hy vọng cả hai cùng vươn ra biển lớn.

“Tôi nghĩ ai làm cũng đều mang nặng đẻ đau “đứa con” của mình. Ai cũng muốn nó lên hình nên vóc.

Thật ra, mình nuôi hay có thêm người nuôi nữa mà để cho con lớn nhanh hơn nữa, thì tại sao ta phải buồn?!”, ông Nguyên nói trên tờ Người Lao động khi được phóng viên hỏi về quyết định bán cổ phần của PhinDeli, “đứa con” mà ông đã tạo dựng với nhiều tâm huyết.

“Sau khi Kinh Đô tham gia vào PhinDeli, tôi sẽ giữ chức vụ Tổng Giám đốc (CEO), còn đại diện Kinh Đô giữ vai trò chủ tịch HĐQT”, ông Nguyên nói về vai trò của mình tại PhinDeli sau khi Kinh Đô mua lại.

Khác với những thương vụ đầu tư chi phối khác, phía Kinh Đô vẫn mong muốn chúng tôi tiếp tục phát huy tinh thần “không gì không thể” vốn đã làm nên một thành công bước đầu rất khích lệ của PhinDeli”, ông nói.

Như vậy, với hai thương vụ: mua thị trấn Bufor và bán cổ phần của "đứa con cưng" PhinDeli, tên tuổi của ông Nguyên được nhiều người trong nước cũng như trên thế giới biết đến hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại