Khi trẻ xuất hiện 4 cảm xúc tiêu cực này có khả năng đã bị tổn thương trong trường mẫu giáo, bố mẹ không thể không quan tâm

Jia You/Sohu |

Đối với những đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo, tâm sinh lý phức tạp khó đoán là chuyện bình thường. Tuy nhiên, dù thế nào thì mẹ cũng cần phải lưu tâm tuyệt đối mọi biểu hiện, hành động của chúng, rất có thể trẻ đang mang tâm lý bất an, sợ hãi, và đang bị tổn thương khi đi học.

Vài ngày trước, một người mẹ họ Phùng đã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Cô Phùng cho biết mấy hôm nay, khi cô dẫn con gái 4 tuổi là Văn Văn đến trường mẫu giáo đều cảm thấy khó khăn vì vừa bước đến cổng trường, Văn Văn lại khóc và đòi về nhà.

Sau một hai ngày, cô quyết định ngồi lại nói chuyện với con, hỏi rõ chuyện gì đã xảy ra mà Văn Văn lại như thế. Cuối cùng cô mới biết, hóa ra trong lớp học có bạn không thích chơi với cô bé, thường xuyên không chia đồ chơi khiến Văn Văn bị tổn thương và nhạy cảm.

Trước tình hình này, các chuyên gia tâm lý cho biết, đối với trẻ mẫu giáo chúng rất dễ nhạy cả với môi trường xung quanh và những người bên cạnh vì đây là lần đầu tiên chúng rời xa vòng tay bố mẹ, đến với một nơi hoàn toàn mới, tiếp xúc với những người mới nên ít nhiều cũng thấy xa lạ và sợ hãi.

Đối với những đứa trẻ sống nội tâm thì bố mẹ nên cẩn thận quan sát nhiều hơn, đặc biệt là biểu hiện của chúng khi đi học. Các nhà tâm lý chỉ ra 4 cảm xúc tiêu cực mà trẻ hay thể hiện khi bị tổn thương trong trường mẫu giáo. Cùng xem đó là gì nhé!

Khóc khi đến trường

Khi trẻ xuất hiện 4 cảm xúc tiêu cực này có khả năng đã bị tổn thương trong trường mẫu giáo, bố mẹ không thể không quan tâm - Ảnh 1.

Việc trẻ khóc khi đi học là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu điều đó lặp đi lặp lại liên tục thì bố mẹ không thể không để ý. Điều này thể hiện việc đến trường của trẻ có vấn đề, hoặc bản thân chúng đang cảm thấy bất ổn trong tâm lý.

Vì vậy, trước tình hình này bố mẹ nên xem xét, hỏi thăm cô giáo xem con ở trường thế nào, nhờ cô để mắt đến con nhiều hơn. Khi đứa trẻ có cảm giác an toàn trở lại chúng sẽ không như thế nữa. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần trao đổi nhiều hơn với cô giáo và liên tục hỏi thăm con để kịp thời giúp trẻ thoát khỏi sự bất an này mà vui vẻ đi học.

Dễ bị bệnh

Khi chức năng cơ thể của con người thay đổi theo chiều hướng xấu tức là cảm xúc của họ đã bị tác động. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, khi tâm trạng thoải mái, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ kháng virus nhiều hơn, nhưng nếu tâm trạng xấu thì khả năng miễn dịch cũng yếu theo.

Vì vậy, nếu con trẻ thường nói rằng chúng không khỏe ở bất cứ nơi đâu, bố mẹ ngoài việc cho uống thuốc, đưa đi khám bác sĩ cũng nên theo dõi tinh thần và cảm xúc của chúng. Các chuyên gia tâm lý cho biết, những đứa trẻ dễ bị bệnh không loại trừ khả năng tâm trạng bị tổn thương khi đi học, dẫn đến buồn rầu, chán nản và bị áp lực tâm lý.

Khi trẻ xuất hiện 4 cảm xúc tiêu cực này có khả năng đã bị tổn thương trong trường mẫu giáo, bố mẹ không thể không quan tâm - Ảnh 2.

Chán ăn, mất ngủ

Trong một số trường hợp có những đứa trẻ buổi sáng đi học rất bình thường, nhưng khi về đến nhà lại ủ rũ, chán ăn, đêm ngủ bị giật mình hoặc hay la thì có khả năng tâm lý chúng bị ảnh hưởng trong quá trình sinh hoạt ban ngày.

Đối với những đứa trẻ như vậy, trước hết bố mẹ cần trao đổi nhiều hơn với cô giáo, cũng như trực tiếp hỏi chuyện đi học với con, tạo điều kiện cho chúng chia sẻ để kịp thời hướng dẫn trẻ đúng cách.

Nếu như mọi thứ đều không có gì bất thường thì lúc này mới cần đưa đến bác sĩ để tham khao về mặt thể chất. Nhìn chung, khi tâm lý trẻ bị tổn thương rất dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như thế này.

Bám bố hoặc mẹ không buông

Khi trẻ xuất hiện 4 cảm xúc tiêu cực này có khả năng đã bị tổn thương trong trường mẫu giáo, bố mẹ không thể không quan tâm - Ảnh 3.

Việc những đứa trẻ nhỏ thường xuyên đeo mẹ hay đeo bố là chuyện bình thường. Trong cuộc sống, nhiều người cũng thấy được có rất nhiều trẻ nhút nhát, nếu chúng gặp khó khăn thì người đầu tiên muốn gặp chính là mẹ.

Vì vậy, nếu như sau khi đi học về, trẻ không chịu làm gì mà cứ một mực đeo bám mẹ thì phụ huynh cần phải cẩn trọng. Có khả năng trong lúc đó trẻ đang cảm thấy mất cảm giác an toàn và cần có mẹ bên cạnh để xoa dịu. Việc cần làm nhất là mẹ cần tìm hiểu xem tại sao con lại có hành động như thế và tìm hiểu xem khi con đi học có gì bất thường xảy ra hay không?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại