Nếu có đối tượng nào ở Việt Nam đang phải sử dụng nhiều kháng sinh nhất, chắc chắn là trẻ em, cụ thể là trẻ độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Nguyên nhân là bởi trẻ em trong độ tuổi này có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, thường xuyên bị mắc và tái mắc bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh lý đường hô hấp.
Khi trẻ bị nhiễm trùng, nhiều bậc phụ huynh tại Việt Nam có thói quen mua tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho con mau khỏi, sử dụng kháng sinh không theo hướng dẫn của các bác sỹ, chính vì không theo hướng dẫn của thầy thuốc nên thường xuyên xảy ra tình trạng kháng sinh sử dụng không đủ thời gian, sử dụng không đúng loại kháng sinh, kháng sinh không đủ liều.
Khi vi khuẩn gây bệnh cho trẻ tiếp xúc với kháng sinh nhưng không bị tiêu diệt hết do kháng sinh không đủ liều, không đủ thời gian, không đúng loại, chúng sẽ phát triển các cơ chế để chống lại tác dụng của loại kháng sinh trên.
Hậu quả là dần dần, vi khuẩn gây bệnh sẽ kháng lại nhiều loại kháng sinh. Có những loại vi khuẩn còn kháng với toàn bộ các loại kháng sinh, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Thực tế đáng báo động vì phụ huynh lạm dụng kháng sinh cho trẻ
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn đặc biệt.
Trong tổng số 2,953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn có bán đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng doanh thu của hiệu thuốc.
Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, chiếm tới 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn.
Một thực tế đáng buồn khác, cứ 10 trẻ bị ho thông thường thì có 3 trẻ được mua kháng sinh để trị ho. Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%). Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn ở thành thị là 49,7% và 28,2% ở nông thôn.
Vi khuẩn kháng kháng sinh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trên thế giới |
Hai cách giảm lệ thuộc kháng sinh cho trẻ |
Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam.
Để hành động ngay và bảo vệ thế hệ tương lai, các bậc phụ huynh cũng cần phải tìm hiểu biện pháp làm giảm kháng thuốc cho trẻ.
Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm là đột phá mới từ châu u chống nhiễm trùng hô hấp |
Có hai cách được áp dụng cho trẻ để giảm bớt lệ thuộc kháng sinh, 1 là tăng cường khả năng miễn dịch chống nhiễm trùng của cơ thể, 2 là sử dụng các biện pháp phối hợp tăng cường khả năng điều trị triệt để bệnh nhiễm trùng. |
Để phòng một số bệnh nhiễm trùng, tiêm phòng vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất. Một báo cáo của WHO cho thấy, việc tiêm phòng vaccine phế cầu cho trẻ dưới 5 tuổi giúp làm giảm tới 47% tổng lượng kháng sinh tiêu thụ điều trị bệnh hô hấp do phế cầu gây ra.
Tăng cường miễn dịch là biện pháp được khuyến cáo trong mọi trường hợp kể cả phòng bệnh và tăng cường khả năng điều trị bệnh.
Nhờ sự phát triển của khoa học, hiện nay phụ huynh có thể lựa chọn các chế phẩm tăng miễn dịch đặc hiệu có nguồn gốc từ vi khuẩn là Ly giải vi khuẩn hô hấp.
Một nghiên cứu tại CH Séc cho thấy, sử dụng Imunostim – một hỗn hợp Ly giải 3 loại vi khuẩn hô hấp giúp giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp trong mùa đông.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ có nguy cơ kháng kháng sinh cao hơn cả do tần suất mắc bệnh nhiễm trùng lặp lại cao và sự lạm dụng kháng sinh cho trẻ của phụ huynh.
Các chuyên gia khuyên rằng, để bảo vệ đường hô hấp cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý tiêm phòng vaccine đầy đủ, vệ sinh mũi họng thường xuyên và nâng cao miễn dịch đặc hiệu chống nhiễm trùng hô hấp bằng hỗn hợp Ly giải hô hấp, đặc biệt ở những trẻ có nguy cơ cao để hạn chế tái phát nhiễm trùng hô hấp, giảm phụ thuộc kháng sinh.