Hồng Kông tiếp tục biểu tình, Trưởng đặc khu muốn từ chức nhưng Bắc Kinh từ chối

Anh Tú |

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã cảm thấy mệt mỏi trước các cuộc biểu tình kéo dài và muốn rút lui. Tuy nhiên, đề nghị của bà chưa được đáp ứng.

Theo Financial Times (trang của Ấn Độ) trích dẫn hai nguồn tin giấu tên, bà Lâm đã vài lần đưa ra lời đề nghị từ chức kể từ khi nổ ra các cuộc tuần hành phản đối trên đường phố Hồng Kông ước tính lên tới 2 triệu người (từ cách đây hơn một tháng). Người biểu tình ban đầu phản đối dự luật dẫn độ người sang Trung Quốc và yêu cầu bà Lâm phải từ chức.

Thái độ của bà Lâm đối với vấn đề này bị tụt một cách nghiêm trọng trước diễn tiến trên đường phố. Ban đầu, bà có thái độ cứng rắn đối với việc bảo vệ việc thông qua dự luật (dự kiến là giữa tháng 6) nhưng khi thấy hàng triệu người xuống đường phản đối thì bà tuyên bố đình chỉ dự luật vô thời hạn. Mặc dù vậy, các cuộc biểu tình phản đối dự luật vẫn tiếp tục kéo dài nên tuần qua, bà Lâm buộc phải tuyên bố dự luật đã chết.

Tuy nhiên, cho đến hôm qua, các cuộc biểu tình vẫn xảy ra ở Hồng Kông. Tuy nhiên, nó không tập trung ở trung tâm nữa mà hướng tới các khu vực có sự hiện diện của người đại lục. Hôm chủ nhật, hàng chục ngàn người biểu tình đã diễu hành qua một khu vực mà những người mua sắm Trung Quốc đại lục thường ghé: Sha Tin, phía bắc Hồng Kông. 

Sau cuộc tranh cãi căng thẳng giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình, đã xảy ra đụng độ ở một trung tâm mua sắm gần đó, với một nhóm nhỏ người biểu tình ném đồ vật vào cảnh sát. Cảnh sát đã phải dùng bình xịt hơi cay và tiến hành bắt giữ một số người.

Hồng Kông tiếp tục biểu tình, Trưởng đặc khu muốn từ chức nhưng Bắc Kinh từ chối - Ảnh 1.

Cuộc đụng độ nói trên diễn ra một ngày sau khi cuộc đối đầu giữa người cảnh sát và người biểu tình ở Thượng Thủy gần ranh giới với Thâm Quyến của Trung Quốc. Tại đó, người biểu tình Hồng Kông đã phản đối hoạt động mất trật tự của các thương lái Trung Quốc đại lục, những người bị cáo buộc là đầu cơ, làm tăng lạm phát, thổi giá bất động sản và làm loãng bản sắc địa phương.

Trước thông tin nói bà Lâm nhiều lần xin từ chức, FT đã liên hệ để đặt câu hỏi. Tuy nhiên, văn phòng của bà nói: Trưởng đặc khu đã nói rõ trước công chúng rằng bà vẫn cam kết phục vụ người dân Hồng Kông.

Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macau, cơ quan thuộc chính phủ Bắc Kinh cũng chưa trả lời trước yêu cầu bình luận thông tin.

Hôm thứ Năm, Wang Zhimin, người đứng đầu văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Hồng Kông, đã công khai ủng hộ bà Lâm, nói rằng chính phủ trung ương kiên quyết ủng công việc của bà, Reuters đưa tin.

Dự luật là đề xuất ​​của bà Lâm, chứ không phải Bắc Kinh, những người thạo tin về tình hình cho biết. Điều đó đã khiến bà Lâm trở thành mục tiêu cho cả những lời chỉ trích công khai từ người Hồng Kông và Trung Quốc không hài lòng khi xử lý cuộc va chạm.

Sự nghiệp của cả ba nhà lãnh đạo Hồng Kông trước đây đều kết thúc tồi tệ.

Tung Chee-hwa, trưởng đặc khu đầu tiên, đã từ chức năm 2005 sau khi 500.000 người biểu tình phản đối một dự luật năm 2003 và Bắc Kinh công khai chỉ trích năng lực điều hành công việc của ông.

Donald Tsang, người kế nhiệm ông Tung, trở thành chính trị gia cấp cao nhất bị bỏ tù vì phạm pháp ở Hồng Kông.

CY Leung, người tiền nhiệm của bà Lâm, đã từ chức ngay sau nhiệm kỳ đầu tiên thay vì tiếp tục nhiệm kỳ 5 năm thứ hai sau khi thành phố này bị rung chuyển bởi Phong trào Chiếm trung tâm vào năm 2014 kéo dài suốt 79 ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại