Ho kéo dài hơn 3 tuần mà không khỏi, hãy cẩn thận vì có thể bạn mắc phải những bệnh này

Hoàng Hương |

Cơn ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em được gọi là ho mạn tính. Đây có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu nhưng cũng cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Thi thoảng, những cơn ho làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu, nhưng thực ra chúng cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Khi ho, bạn tống chất nhầy và các vật thể lạ, vốn có thể kích thích phổi ra khỏi đường hô hấp. Ho cũng có thể là cách cơ thể đáp ứng với tình trạng viêm hoặc bệnh tật.

Hầu hết cơn ho không kéo dài. Khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, bạn ho trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó bạn sẽ khỏi. Còn thời gian ho kéo dài hơn, bạn nên cẩn thận vì khả năng cơ thể bị một vấn đề gì đó nghiêm trọng.

Một cơn ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em được gọi là ho mạn tính. Tình trạng này gây phiền toái nhiều, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy kiệt sức, sao nhãng công việc cũng như cuộc sống.

Đó là lí do tại sao bạn được khuyên nên đi khám bác sĩ nếu cơn họ kéo dài hơn 3 tuần

Ho kéo dài hơn 3 tuần mà không khỏi, hãy cẩn thận vì có thể bạn mắc phải những bệnh này - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây bệnh ho mạn tính

- Hội chứng chảy dịch mũi sau

- Hen suyễn

- Trào ngược dạ dày

- Nhiễm trùng

- Thuốc huyết áp

- Viêm phế quản mạn tính

Một số nguyên nhân ít gặp hơn gây ra bệnh ho mạn tính bao gồm:

- Hít sặc

- Giãn phế quản

- Viêm tiểu phế quản

- Bệnh xơ nang

- Trào ngược hầu thanh quản

- Ung thư phổi

- Viêm phế quản dị ứng không phải bệnh hen (viêm đường hô hấp không do hen suyễn)

- Bệnh Sarcoidosis (tập hợp của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể thường là phổi).

Dấu hiệu của bệnh ho mạn tính

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

- Cảm giác có chất dịch chảy xuống mặt sau của cổ họng (chảy mũi sau)

- Thường xuyên đau rát cổ họng

- Khàn tiếng

- Thở khò khè và thở dốc

- Ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng

- Ho ra máu trong trường hợp hiếm

Ho kéo dài hơn 3 tuần mà không khỏi, hãy cẩn thận vì có thể bạn mắc phải những bệnh này - Ảnh 3.

Phương pháp điều bị bệnh ho mạn tính

- Trào ngược dạ dày: Bạn nên uống thuốc để trung hoà, giảm hoặc ngăn chặn việc sản xuất axit như thuốc antacid, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm Proton....

- Hen suyễn: Sử dụng thuốc glucocorticoid và thuốc giãn phế quản giúp làm giảm viêm và mở thông đường hô hấp.

- Viêm phế quản mạn tính: Thuốc giãn phế quản và corticosteroid dạng hít thường được sử dụng để điều trị căn bệnh này cũng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

- Nhiễm trùng: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn khác.

- Hội chứng chảy dịch mũi sau: Thuốc kháng histamine, glucocorticoid và thuốc chống sung huyết mũi là điều trị chuẩn cho ho do dị ứng và chảy mũi sau.

Mẹo giảm triệu chứng ho mạn tính:

- Uống nhiều nước hoặc nước trái cây

- Sử dụng viêm ngậm ho

- Nếu bị trào ngược dạ dày, bạn nên tránh ăn quá no hoặc ăn trong vòng 2 -3 tiếng trước giờ đi ngủ.

- Bật máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm cho không khí, hoặc tắm nước nóng và xông hơi nước.

- Dùng nước muối xịt mũi hoặc bình rửa mũi.

- Không nên hút thuốc và tránh xa những nơi có khói thuốc.

* Theo Healthline

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại