Hiệu quả ngược của chính sách “khai tử hồi sinh” Jerusalem

Bùi Hùng |

Jerusalem đối với người Do Thái là phần không thể chuyển nhượng cho dân tộc khác, đó là “Quê hương mang tính dân tộc” là “Thánh địa Tôn giáo".

Ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ông Trump cũng công bố kế hoạch di chuyển sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem - một quyết định được cho là sẽ gia tăng căng thẳng ở khu vực và cản trở các nỗ lực hòa bình ở khu vực Trung Đông.

Hầu hết các nước trên thế giới phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ. Đối với Nhật Bản, nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ có vẻ nhẹ nhàng hơn khi đề cập về vấn đề này.

Quan điểm của Nhật Bản

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng đây là vấn đề được quan tâm lớn, Nhật Bản muốn có những phản ứng gắn sự hợp tác chặt chẽ với các nước liên quan, trong đó có Mỹ.

Ông đã không đề cập tới việc Chính phủ Nhật Bản ủng hộ hay không ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump, nhưng ông khẳng định rằng Nhật Bản ủng hộ biện pháp giải quyết của hai bên Israel và Palestine liên quan tới phân tranh và lập trường cần phải giải quyết thông qua đối thoại giữa các bên đương sự trong đó bao gồm vị trí của Jelusalem là không thay đổi.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono khẳng định việc Tổng thống Trump đưa ra quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trong bối cảnh tình hình toàn khu vực Trung Đông đang gia tăng căng thẳng có thể sẽ làm đàm phán về hòa bình Trung Đông thêm khó khăn.

Ông cũng khẳng định thêm rằng Nhật Bản không có ý định rời Đại sứ quán của Nhật Bản tại Tel Aviv.

Và tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 8/12 tại Mỹ, Đại diện Nhật Bản cũng chỉ có đưa ra tỏ ý không tán thành với quyết định của Tổng thống Mỹ và tránh bình luận.

Nhưng, mặc nhiên từ đó đến nay, Thủ tướng Shinzo Abe chưa một lần có phát ngôn nào liên quan tới quyết định của ông Trump. Bởi lẽ, Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, ông Abe lại vừa thiết lập được mối “quan hệ bạn bè” với ông Trump. Hơn thế nữa vấn đề Triều Tiên đang căng thẳng khi Nhật đang muốn Mỹ mạnh tay với nước này.

Giáo sư Kunihiko Miyake tại Phòng nghiên cứu chính sách ngoại giao Nhật Bản cho rằng ngay tại thời điểm này Nhật Bản chắc chắn sẽ không có những phản đối mạnh mẽ nào về việc ông Trump công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel.

Quyết định của ông Trump khiến cho Thủ tướng Abe cũng không biết phải làm sao khi hầu như cả thế giới phản đối. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản đối phó với Triều Tiên sẽ trở nên khó khăn hơn, và Triều Tiên “được thể” lấn tới trong việc phát triển hạt nhân và tên lửa.

Hiệu quả ngược của chính sách “khai tử hồi sinh” Trung Đông

Trong khi đó, giới chuyên môn Nhật Bản đánh giá quyết định của ông Trump là một sai lầm, làm khó cho những hợp tác ngoại giao giữa Nhật Bản và Mỹ trong việc quyết những vấn đề của quốc tế.

Giáo sư danh dự trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản Royji Tateyama nhận định rằng tuy cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối quyết định của Tổng thống Trump và lo ngại bạo lực tại khu vực Trung Đông leo thang, tuy nhiên riêng đối với dân chúng Israel họ vui mừng hơn là lo ngại.

Bởi lẽ Jerusalem đối với người Do Thái là phần không thể chuyển nhượng cho dân tộc khác, đó là “Quê hương mang tính dân tộc” là “Thánh địa Tôn giáo”.

Giáo sư cho rằng quyết định của Chính quyền Tổng thống Trump có thể nói là một đại quan điểm làm thay đổi lớn chính sách đối với Israel của Mỹ. Mục đích là nhằm kết nối gia tăng quan điểm ủng hộ của Thiên Chúa giáo với chủ trương Jerusalem là thánh địa của Do Thái giáo. Như vậy thương lượng hòa bình giữa Israel và Palestine vốn đã rất thấp thì bây giờ trở thành số không. Một nền hòa bình ở khu vực Trung Đông ngày càng trở nên xa vời, thay vào đó là khủng bố và biểu tình sẽ tăng cao.

Trong khi đó, Giáo sư Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Hidemitsu Kuroki cho rằng ông Trump đưa ra quyết định định này chủ yếu do tư vấn của Cố vấn cao cấp Jared Kushner, đồng thời cũng là con Rể của ông Trump và Đại sứ Mỹ tại Israel. Hai người này vốn dĩ là người Do Thái và có hỗ trợ kế hoạch xây dựng khu định cư Do Thái bằng hoạt động ngôn luận và hỗ trợ tài chính. Hành động này đi ngược lại với những gì người tiền nhiệm ông Obama đã làm.

Giáo sư Kunihiko Miyake tại Phòng nghiên cứu chính sách ngoại giao Nhật Bản nhận định rằng đây là lời hứa của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mà chính ông tranh cử. Nó không có gì mới, nhưng thực ra sau quyết định thì có nhiều ảnh hưởng xấu phát sinh.

Trong lúc vấn đề hòa bình Trung Đông dậm chân tại chỗ, ngay tức thì ông Trump đưa ra quyết định và có hai lý do dẫn đến Tổng thống Mỹ đưa ra quyết định trên. Thứ nhất, ông Trump giữ lời hứa với cử tri và ông là người muốn làm những việc mà người khác không thể làm, đặc biệt là vấn đề Trung Đông khi người tiền nhiệm Obama không thể giải quyết. Thứ hai, muốn “khai tử hồi sinh” khu vực Trung Đông, nhưng hiệu quả lại hoàn toàn ngược lại.

Đây có thể nói “gậy ông đập lưng ông”, khi đối tác chưa làm gì thì Mỹ tự làm vai trò của mình bị hạ thấp. Và ngay cả những nước như Trung Quốc và Nga cũng chẳng “chấm mút” được gì từ quyết định này. Đối với những nước đồng minh như Nhật Bản, hay từ Trung Đông và Tây Âu cũng có câu hỏi “Mỹ đang làm gì”. Ngay cả Nhật Bản cũng có khó có thể trả lời dứt khoát. Nhưng rõ ràng cái thiệt đã tới mà cái lợi chưa thấy đâu đối với quyết định của ông Trump.

Trong khi đó, ngày 8/12 tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ có Israel là nước tán đồng bởi là đương sự có liên quan, còn hầu như các nước khác phản đối và coi đó là quyết định đơn phương.

Ông Mladenov - nhà điều phối chính sách đặc biệt về vấn đề Trung Đông cho rằng con đường thương lượng hòa bình Trung Đông vốn đã chông gai nay lại đón một cục diện mới đáng lo ngại về bạo lực mở rộng.

Tương lai hòa bình Trung Đông lại càng xa vời./.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại