Góc khuất ít biết về chuyện Công Phượng phát tờ rơi

Thừa Phong |

Xuất hiện cùng chồng tờ rơi trên tay trước một trận đấu của Mito Hollyhock, Công Phượng đã phải nhận không ít chỉ trích.

Những gã "phát tờ rơi"

Dĩ nhiên, ý kiến được lặp đi lặp lại ở khắp mạng xã hội và các diễn đàn bóng đá là: "Công Phượng về thôi, sang Nhật Bản để đá bóng chứ đâu phải để phát tờ rơi", hay "do chủ yếu dự bị nên mới rảnh rỗi như vậy",

Quả thật, không xót xa sao được khi một chân sút mới cách đây chưa lâu còn ghi bàn đều đặn, khiến hàng triệu người hâm mộ Việt Nam ngất ngây giờ lại phải mòn mỏi "mài đũng quần" tại Mito Hollyhock.

Nhưng nếu theo dõi những gì diễn ra sau đó, đặc biệt là cuối tuần qua, có lẽ nhiều người sẽ phải suy nghĩ lại. Đến làm khách trên sân của đối thủ top đầu Machida Zelvia, Mito Hollyhock bị dẫn trước 3-0.

Đội bóng thuộc tỉnh Ibaraki không đầu hàng. Họ kiên trì tấn công, chắt chiu từng cơ hội và cuối cùng giành lại một điểm sau khi gỡ hòa 3-3. Người có công lớn nhất là Kazuhiro Sato với một cú đúp. Và chính anh trước đó đã sát cánh cùng Công Phượng đi phát tờ rơi ở nhà ga Mito.

Góc khuất ít biết về chuyện Công Phượng phát tờ rơi - Ảnh 1.

Kazuhiro Sato tươi cười với CĐV tại nhà ga Mito.

Kazuhiro Sato có tức giận tỏ vẻ gì là buồn bã hay tức giận không? Không hề. Anh thậm chí còn rất tươi tỉnh và vui đùa với CĐV.

Cũng trong nhóm phát tờ rơi hôm ấy còn có Tamukai, Yamamura, Hyodo. Họ đều là trụ cột của Mito Hollyhock. Hyodo bắt đầu thi đấu tại J-League từ khi Công Phượng còn chưa vào lò HAGL. Ở tuổi 34, anh vẫn đang gồng gánh hàng tiền vệ Mito một cách đầy dẻo dai.

Góc khuất ít biết về chuyện Công Phượng phát tờ rơi - Ảnh 2.

Hyodo và những người hâm mộ.

Tamukai đã chơi 21/24 trận cho CLB mùa giải năm nay. Yamamura là một siêu dự bị, thường vào sân khi HLV tìm kiếm một sự đột biến trên hàng công.

Trong mắt các cầu thủ Nhật, chuyện đi phát tờ rơi khá bình thường. Với những CĐV Nhật, được gặp thần tượng trực tiếp là điều làm họ thích thú. Vậy hà cớ gì lại "bắt" Công Phượng phải thấy xấu hổ?

1 phút vào sân cũng là quý

Số phút có mặt ở 3 trận đầu tiên tại J-League 2 của Công Phượng lần lượt là 5, 11 và 10. Không ngạc nhiên khi anh gần như chưa để lại dấu ấn nào tại Nhật. Nhưng dần dần khi càng thích nghi với Mito Hollyhock, thời gian cho tiền đạo xứ Nghệ sẽ càng nhiều hơn.

Nếu cần một tấm gương, Phượng có thể nhìn vào Takuma Asano, chân sút vừa được Arsenal chiêu mộ. Trong mùa giải đầu tiên được lên đội một Sanfrecce Hiroshima, cầu thủ này có tổng cộng... 8 phút ra sân và 10 lần khác ngồi dự bị hết trận.

Góc khuất ít biết về chuyện Công Phượng phát tờ rơi - Ảnh 3.

Từ một "siêu dự bị" Asano giờ đã là người của Arsenal.

Sang đến mùa giải thứ hai, anh cũng chỉ có vỏn vẹn 2 trận đá chính tại J-League. Mùa giải trước, Asano lúc ấy bằng tuổi Công Phượng bây giờ trở thành hiện tượng khi cán mốc 30 lần vào sân từ ghế dự bị.

Phần lớn các trận đấu, tiền đạo này chỉ được đá chừng hơn 20 phút. Tuy nhiên, anh đã tận dụng rất tốt khoảng thời gian trên để ghi được tới 9 bàn thắng. Cuối cùng, Takuma Asano lọt vào "mắt xanh" của Wenger và được đến với sân Emirates.

Thế mới thấy, băng ghế dự bị không phải điều gì đó quá kinh khủng, nếu như trong lòng cầu thủ luôn giữ được khát vọng và chăm chỉ tập luyện để sẵn sàng.

Góc khuất ít biết về chuyện Công Phượng phát tờ rơi - Ảnh 4.

Cơ hội luôn có với Công Phượng.

Con đường của Asano dường như hơi xa với Công Phượng. Nhưng để giành suất đá chính tại Mito Hollyhock có lẽ không phải chuyện quá viển vông.

3. Công Phượng là người được ra sân nhiều nhất trong "bộ ba du học" của bầu Đức với 3 lần. Con số này của Xuân Trường là 1 và Tuấn Anh thậm chí còn chưa có trận ra mắt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại