Cần kiểm tra tinh hoàn của trẻ ngay sau sinh

Huyền Quỳnh |

(Soha.vn) - Cha mẹ nên lưu ý từ những điều nhỏ nhất để bảo vệ tinh hoàn cho các bé trai.

Thực tế, trong quá trình trưởng thành có thể do nhiều nguyên nhân làm cho tinh hoàn bị tổn thương, rất nhiều người vì thế mà khi trưởng thành đã bị vô sinh. Về vấn đề này các bậc cha mẹ nên lưu ý.

Cryptorchidism: phải kiểm tra ngay sau khi sinh

Sau khi sinh được con trai thì cả nhà vui mừng khôn xiết, đối với việc ăn uống ngủ nghỉ của con đều lo rất chu đáo nhưng lại quên mất không xem xem bộ phận sinh dục của con có được bình thường không. Các chuyên gia cho biết, có nhiều đứa trẻ nam sau khi sinh ra tinh hoàn không nằm ở trong bìu mà nằm trong háng hoặc sau màng bụng của khoang bụng. Hiện tượng này gọi là Cryptorchidism.

Cần kiểm tra tinh hoàn ngay sau sinh
 

Cryptorchidism nguy hiểm nhất là nằm sau màng bụng của khoang bụng, vị trí sâu, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của tinh hoàn. Nếu như không phát hiện ra thì tinh hoàn rất khó phát triển được, đến khi trưởng thành chỉ to bằng hạt lạc. Mặc dù chức năng tình dục không bị ảnh hưởng nhưng bị “ sấy” trong nhiệt độ cao lâu ngày làm cho biểu mô sinh tinh tổn hại nghiêm trọng và sẽ mất đi khả năng sinh nở.

Cryptorchidism ở háng sẽ phải đối mặt với nguy cơ chấn thương ngoài bởi vì tinh hoàn không hoạt động, khi đứa trẻ bị ngã xuống đất sẽ đè vào tinh hoàn dẫn đến vỡ tinh hoàn cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh nở.

Chú ý: Sau khi sinh bé trai, cha mẹ nên lập tức kiểm tra cơ quan sinh dục của con. Nếu phát hiện ra Cryptorchidism, đầu tiên có thể tiêm hormone điều hòa tuyến sinh dục để tinh hoàn tự nhiên trôi xuống bìu. Nếu không được thì cách tốt nhất là nên làm phẫu thuật trước 2 tuổi thì khả năng sinh tinh sẽ không bị ảnh hưởng. Từ 2 đến 5 tuổi làm phẫu thuật vẫn còn kịp, có thể bảo vệ được toàn bộ chức năng sinh tinh. Qua 5 tuổi mới làm phẫu thuật mà lại là Cryptorchidism song tinh hoàn sau khi trưởng thành rất dễ vô sinh.

Viêm tinh hoàn: đề phòng bệnh quai bị rất quan trọng

So với viêm tinh hoàn thì quai bị trong mắt các bố mẹ chắc chắn là bệnh nhẹ: “Không phải là nhiễm virus đường hô hấp thông thường thôi sao, cách ly ở trong nhà vài ngày, đợi khi vết sưng xẹp xuống như thường thì sẽ lại là một đứa trẻ khỏe mạnh thôi”. Nhưng bạn có biết được loại virus gây ra bệnh quai bị không chỉ có hại cho quai hàm mà còn là kẻ thù của biểu mô sinh tinh của tinh hoàn, sẽ cản trở sự hình thành của tinh trùng. Trong số trẻ em bị quai bị, có hơn một nửa bị sưng tinh hoàn, viêm, một khi đã có sự cản trở sinh tinh, rất khó để hồi phục và sẽ chuyển biến xấu hơn.

Chú ý: Trong quá trình trưởng thành của trẻ cần chú ý nâng cao sức đề kháng, đề phòng mắc bệnh quai bị và viêm tinh hoàn. Nếu như bị mắc bệnh quai bị hoặc viêm tinh hoàn cần phải sớm tích cực điều trị, sớm kiểm soát bệnh tình để phải bảo vệ hơn nữa khả năng sinh tinh. Những trẻ đã từng mắc bệnh viêm tinh hoàn cần hết sức đề phòng bệnh tái phát, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh được 2 tháng cần hết sức lưu ý đề phòng.

Kích thước tinh hoàn nhỏ: dậy thì chậm cần sớm điều trị

Đến tuổi dậy thì đặc điểm giới tính thứ cấp của bé trai cũng dần xuất hiện như vỡ giọng, có râu, lộ yết hầu, cơ quan sinh dục cũng lớn lên rõ rệt, đây đều là những thay đổi sinh lý thông thường. Nhưng có những bé trai dường như thay đổi rất chậm hoặc là hầu như không lớn lên, da  vẫn trắng mịn, yết hầu nhỏ, giọng nhỏ, cơ quan sinh dục cũng nhỏ. Nếu như đặc điểm giới tính thứ cấp trong thời kì dậy thì không có gì thay đổi thì có thể sẽ có vấn đề về chậm dậy thì, tỉ lệ vô sinh khi trưởng thành tương đối cao.

Chú ý: Một khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra, bệnh có thể có liên quan đến nhiễm sắc thể và hormone điều hòa tuyến sinh dục. Sau khi chẩn đoán chính xác nên nhanh chóng điều trị sẽ có lợi cho việc nâng cao khả năng sinh sản.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại