Thiếu máu là tình trạng phổ biến xảy ra đối với hơn 80% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do mức hemoglobin của mẹ bầu thấp. Trong khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể mẹ tăng mạnh, đặc biệt là trong tháng đầu của thai kỳ. Do đó, bà bầu nên bổ sung lượng sắt đầy đủ cho cơ thể trong suốt quá trình mang thai. Các chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo về tình trạng thiếu sắt hoặc thiếu máu trong quá trình mang thai có thể tăng nguy cơ đẻ non hoặc nhẹ cân. Trong số 10 đứa trẻ sinh non, có tới 7 đến 8 trẻ gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tử vong trong vòng 1 năm.
Cần bổ sung sắt sớm
Để ngăn chặn tình trạng thiếu máu khi mang thai, cần bắt đầu bổ sung sắt trong thời gian dự định có thai. Bạn cần chăm sóc sức khỏe và có sự chuẩn bị ngay trước khi bạn mang thai.
Ăn thực phẩm giàu sắt
Đây là cách tốt nhất ngăn chặn bệnh thiếu máu khi mang bầu. Có 2 loại chất sắt như sắt hem và non-heme. Non-heme sắt có thể tìm thấy trong thực vật và động vật nhưng heme sắt chỉ xuất hiện ở động vật.
Sự kết hợp của vitamin C và sắt tốt cho việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vitamin C giúp hấp thụ chất sắt non- heme. Ăn thực phẩm giàu chất sắt với một ly nước cam sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Một số loại thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu bao gồm:
Thịt gà, các loại thịt đỏ, thịt cừu, thịt bê, thịt bò (đặc biệt là gan).
Thịt nạc, thịt gia cầm và cá. Sắt từ các loại thực phẩm có thể dễ dàng được hấp thụ hơn các chất sắt từ thức ăn thực vật.
Hoa quả khô như mơ, nho khô và mận khô.
Các loại rau lá như rau bina và bông cải xanh.
Đậu khô hoặc đậu phụ, đậu đỏ và hạt đậu nành.
Mì, ngũ cốc và bánh mì.
Tránh uống thuốc kháng sinh cùng với sắt vì thuốc kháng sinh can thiệp vào quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Bổ sung sắt
Thông thường phụ nữ cần 18 miligram (mg) sắt mỗi ngày nhưng trong khi mang thai nhu cầu sắt tăng lên đến 27 (mg). Để đáp ứng nhu cầu cao, phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai.