Giòi làm tổ trong vết thương, bệnh nhân phải khoét bỏ 1 bên mắt

Thảo Nguyên |

Bệnh nhân Lý Phúc K ở Tuyên Quang nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng cánh tay phải kèm theo chảy dịch mủ thối và nhiều ấu trùng giòi làm tổ tại vị trí ổ nhiễm trùng.

Kinh hãi giòi làm tổ lúc nhúc trong tay, mắt

Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận bệnh nhân Lý Phúc K, 51 tuổi, trú tại Minh Khương, Hàm Yên, Tuyên Quang với cả tổ ấu trùng giòi đang làm tổ.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng cánh tay phải kèm theo chảy dịch mủ thối và nhiều ấu trùng giòi làm tổ tại vị trí ổ nhiễm trùng.

Thạc sỹ - Bác sỹ Quàng Văn Hải, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang (Bác sỹ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân Kim) cho biết: Trong hơn 1 giờ phẫu thuật, kíp mổ đã tiến hành cắt lọc các tổ chức hoại tử, loại bỏ những ấu trùng đang sống trong tổ chức cơ trên cánh tay phải của bệnh nhân Kim.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, giảm hẳn cảm giác đau do ấu trùng bò trong cơ và tiếp tục được điều trị, theo dõi, chăm sóc sau mổ tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Gia đình bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện khoảng gần 1 tháng, ông K. bị nhọt ở cánh tay, đã tự điều trị ở nhà nhưng không khỏi, sau đó đi "bốc thuốc nam" về để hàng ngày rửa vết thương, sau 1 tuần rửa thấy sưng đau nhiều hơn, rỉ máu nên gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh khám và điều trị.

Giòi làm tổ trong vết thương, bệnh nhân phải khoét bỏ 1 bên mắt - Ảnh 1.

Giòi ký sinh trên cơ thể gây thối thịt, nhiễm trùng, tạo mủ trên cơ thể. (Ảnh minh hoạ)

Trước đó, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương đã điều trị cho bệnh nhân V.V.D trú huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đã bị nhiễm giòi ở mắt. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện Mắt Trung ương để khám.

Các bác sĩ tại bệnh viện Mắt trung ương khám lâm sang thấy có nhiều giòi ký sinh trong mắt nên đã chuyển bệnh nhân đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.

Tại phòng khám chuyên khoa của viện, các bác sĩ phát hiện thấy giòi lúc nhúc trong mắt bệnh nhân. Tổn thương do giòi gây ra quá nặng nên bệnh nhân được phẫu thuật và điều trị mắt. Các bác sĩ đã tiểu phẫu gắp bỏ toàn bộ giòi trong ổ mắt phải, bệnh nhân phải mổ khoét bỏ toàn bộ mắt phải.

Ai có nguy cơ bị giòi ký sinh?

Theo nghiên cứu của PGS Nguyễn Văn Châu – Khoa Côn trùng học, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương giòi của loài nhặng này có lối sống ký sinh bắt buộc (Obligatory Myiasis).

Ấu trùng (giòi) bắt buộc phải ký sinh trên các mô lành của động vật để phát triển, hay nói cách khác ruồi không thể hoàn thành vòng đời của mình nếu thiếu giai đoạn ấu trùng ký sinh trên vật chủ.

Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp ấu trùng Chrysomyia bezziana xâm nhiễm vào mũi, tai, mắt, vòm miệng, đường niệu đạo của người. Đặc biệt khi các tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ càng thu hút ruồi cái tới đẻ trứng.

Giòi làm tổ trong vết thương, bệnh nhân phải khoét bỏ 1 bên mắt - Ảnh 2.

Những vết thương hở, mụn nhọt dễ bị tấn công. (Ảnh minh hoạ)

Tại đây, trứng nở ra giòi sau vài giờ. Giòi ruồi ký sinh ở mũi và có thể tiến vào xoang mặt hoặc xuống phế quản; ký sinh ở tai và có thể di chuyển tới não; ký sinh trong ổ mắt và ở vòm miệng có thể tiến vào xoang mặt; ký sinh ở bộ phận sinh dục hoặc tiến sâu theo niệu đạo.

Ở nước ta, loài nhặng Chrysomyia bezziana đã được coi là một đối tượng có vai trò thú y, vì đã phát hiện được giòi ký sinh trên trâu, bò.

Bệnh nhiễm giòi thường xảy ra ở những người không có khả năng tự vệ hay khả năng tự phòng vệ yếu như trẻ em, người già, người bệnh ốm yếu, và sống những nơi có phân bố loài nhặng này.

Vì vậy để phòng bệnh nhiễm giòi cần chăm sóc chu đáo những người già yếu, trẻ em, người bệnh, những vết thương dễ nhiễm trùng… đặc biệt ở những nơi gần gũi với khu vực chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa). Khi bị bệnh nhiễm giòi cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại