Nhắc đến cây kim tiền thảo, những bệnh nhân mắc các chứng bệnh sỏi thận, sỏi mật sẽ cảm thấy rất quen thuộc.
Bởi vì trong Đông y có một phương thuốc điều trị sỏi rất nổi tiếng mang tên Tam kim bài thạch thang, dùng 3 vị thuốc chủ yếu là kim tiền thảo, kê nội kim, hải kim sa.
Phương thuốc này có tác dụng rất tốt đối với những người mắc sỏi mật, sỏi thận... và các tác dụng tuyệt vời khác.
1. Thanh nhiệt lợi tiểu
Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh như bàng quang tích nhiệt, các chứng tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu vàng sẫm v.v.
2. Tán sỏi
Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi ở thận và làm suy giảm sự tăng trưởng của sỏi. Khi uống nhiều kim tiền thảo, giúp giảm sự phù nề ở niệu đạo và giúp viên sỏi di chuyển dễ dàng xuống dưới và thoát ra ngoài.
3. Trị ho, hóa đờm
Kim tiền thảo vị đắng tính hàn, trong Đông y đắng có thể táo thấp (làm khô cái ẩm ướt), khi có thấp sẽ tụ thành đờm. Tiêu trừ được thấp thì sẽ trừ được đờm, đó là lý do tại sao nói kim tiền thảo có thể trị ho hóa đờm.
4. Giải độc tiêu sưng
Cây kim tiền thảo có tác dụng nhất định đối với các triệu chứng trúng độc hoặc tổn thương do rắn cắn. Thông thường có thể dùng lá tươi xay lấy nước uống hoặc dã nát đắp lên trên vết thương sẽ có tác dụng rất tốt.
Ngoài ra có thể kết hợp kim tiền thảo cùng các vị thuốc Đông y khác như bồ công anh, hoa cúc cũng đem lại tác dụng rất tốt.
5. Lợi thấp thoái hoàng, trị vàng da do viêm gan
Kim tiền thảo không chỉ có tác dụng làm mát gan lợi mật, mà còn có thể điều trị các chứng thấp nhiệt.
Khi điều trị lâm sàng, cũng có thể kết hợp kim tiền thảo với các loại thuốc khác, ví dụ điều trị chứng vàng da do thấp nhiệt có thể dùng kết hợp với các vị thuốc như chi tử, hổ trượng, nhân trần...
(Ảnh minh họa)
Những phương thuốc phổ biến của cây kim tiền thảo
1. Điều trị rắn độc cắn: Kim tiền thảo giã lấy nước, dùng nước đó bôi lên vết thương.
2. Âm đạo tiết dịch bất thường: Kim tiền thảo, đỗ trọng, mộc thông, thêm một chút đường trắng sắc lấy nước uống.
3. Điều hòa kinh nguyệt: Kim tiền thảo, lá sen, lá ngải, ngâm với ít rượu uống.
4. Bệnh thủy thũng do thận hư gây ra: Kim tiền thảo, tiểu hồi hương hầm cùng với móng giò để ăn.
5. Sỏi mật: Kim tiền thảo, cẩu bảo (chính là viên sỏi kết lại trong mật của con chó), sau khi nghiền nhỏ đem hấp với gan lợn để ăn.
Những cấm kỵ khi dùng kim tiền thảo
1. Đối với những người mắc chứng u nhọt, thận yếu, tiêu chảy không được dùng cây kim tiền thảo giã lấy nước uống sống.
2. Đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, khớp vai cứng lạnh, dùng kim tiền thảo đun lấy nước tắm dễ bị viêm da.
3. Kim tiền thảo tính lạnh, nếu dùng lâu sẽ khiến cho tỳ vị bị tổn hại. Nếu như tỳ vị vốn đã bị suy nhược phải rất thận trọng khi sử dụng.
(Ảnh minh họa)
Các món ăn từ cây kim tiền thảo
1. Kim tiền thảo, bắc kỳ hầm thịt lợn
Nguyên liệu: Kim tiền thảo 30g, bắc kỳ 50g, dĩ nhân 20g, thịt lợn 200g
Cách làm: Hầm thành canh, sau đó cho thêm gia vị là có thể ăn.
Tác dụng: Chữa các chứng chướng bụng dưới, són tiểu, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi.
2. Cháo kim tiền thảo
Nguyên liệu: Kim tiền thảo, thịt lợn ba chỉ 60g, gạo trắng 50 – 100g.
Cách làm: Kim tiền thảo sắc lấy nước, bỏ bã đi. Thịt lợn ba chỉ rửa sạch cắt miếng nhỏ thêm với gạo trắng, sau đó cho nước kim tiền thảo vào, hầm thành cháo.
Tác dụng: Thích hợp dùng trong trường hợp mắc sỏi tiết liệu, đi tiểu đau buốt, táo bón.
3. Kim tiền thảo, sa nhân, cá
Nguyên liệu: Kim tiền thảo, xa tiền thảo (mã đề) 60g, sa nhân 10g, cá chép 1 con, muối, gừng.
Cách làm: Cá chép làm sạch bỏ vẩy, mang và ruột. Sau đó cho 3 vị thuốc trên vào hầm cùng, cá chín cho ít muối, gừng, thêm chút gia vị cho vừa miệng là có thể dùng được.
Tác dụng: Điều trị gan nhiễm mỡ.
*Theo 7y7