Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm từ những vết bầm tím
Nguyên nhân của những vết bầm tím thường là do va đập hoặc những chấn thương ngoài da.
Tuy nhiên, nếu những vết bầm xuất hiện khi bạn không gặp phải bất kì va chạm nào hoặc không thấy đau thì nhất định không thể coi thường, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về máu rất nguy hiểm.
Nguy cơ mắc chứng xuất huyết tiểu cầu miễn dịch
Những dấu hiệu xuất huyết dưới da hay vết bầm tím có thể là do cơ thể mắc phải chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Đây là trạng thái bệnh do các kháng thể tiểu cầu tự phá hủy tiểu cầu của cơ thể.
Tiểu cầu là một trong ba tế bào chính của máu có chức năng cầm máu. Khi lượng tiểu cầu bị phá hủy sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt và ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Diễn biến xấu nhất có thể kéo theo chứng xuất huyết nội tạng ồ ạt, gây tai biến mạch máu não, suy hô hấp hay suy thận gây nguy hiểm tính mạng. Bệnh có khả năng chữa trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi số lượng tiểu cầu đã giảm quá nhiều sẽ gây nguy hiểm trong quá trình điều trị.
Chúng ta cần làm gì để phòng chống và phát hiện kịp thời?
Đầu tiên, chúng ta cần nắm rõ những biểu hiển kèm theo báo hiệu bệnh như: xuất huyết dưới da, chảy máu chân rang, chảy máu mũi hay kì kinh nguyệt kéo dài. Lưu ý nhất đó chính là tình trạng xuất hiện các vết bầm dưới da với các dạng: nốt, chấm, mảng hay rải rác ở chân tay hoặc lan rộng.
Thực hiện các việc làm dưới đây để ngăn ngừa bệnh:
- Khi gặp các dấu hiệu nghi ngờ trên cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa.
- Thường xuyên khám định kì và xét nghiệm máu để nắm bắt tình trạng sức khỏe.
- Bổ sung nhiều rau và trái cây vào thực đơn hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tập luyện thể thao và duy trì chế độ sinh hoạt điều độ.