Dù nam hay nữ, khi cơ thể bỗng xuất hiện thứ mùi này, hãy cảnh giác bệnh tiểu đường đang “rình rập”

Minh Võ |

Mùi cơ thể cũng có khả năng cảnh báo sớm những bất thường trong cơ thể, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Mùi cơ thể là mùi tự nhiên phát ra từ cơ thể của con người. Nó phản ánh sự phức tạp của các quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể, bao gồm sự phân giải của mồ hôi và tế bào da chết. Mùi cơ thể có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, và cả tình trạng sức khỏe…

Thông thường, chúng ta thường đi khám bệnh bằng các hình thức xét nghiệm máu, kiểm tra nước tiểu, siêu âm... Nhưng các bác sĩ cũng tiết lộ rằng, một số loại bệnh có thể làm thay đổi quá trình sinh học của cơ thể, từ đó tác động đến mùi trên người. Từ đó họ có thể chẩn đoán sức khỏe thông qua mùi cơ thể đặc trưng của bệnh nhân.

Dù nam hay nữ, khi cơ thể bỗng xuất hiện thứ mùi này, hãy cảnh giác bệnh tiểu đường đang “rình rập”- Ảnh 1.

Tiểu đường có thể được chẩn đoán sớm nếu phát hiện một số bất thường trên cơ thể.

Theo các chuyên gia, một trong những loại bệnh có thể phát hiện sớm bằng mùi cơ thể chính là bệnh tiểu đường. Một số người thường xuất hiện mùi ngọt như mật trong hơi thở hoặc mồ hôi. Điều này phản ánh dấu hiệu của mức đường huyết cao trong cơ thể.

Tại sao mùi ngọt của cơ thể lại cảnh báo bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là một loại bệnh, khi mà cơ thể không thể tự điều chỉnh mức đường huyết, gây ra mức đường huyết cao trong máu. Nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin - một hormone quan trọng giúp điều hòa mức đường huyết, bằng cách giúp các tế bào trong cơ thể chuyển đổi đường từ thức ăn thành năng lượng.

Đa phần mọi người thường mắc phải tiểu đường loại 2, phát sinh khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành. Bệnh xuất hiện khi cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Yếu tố chính gây bệnh này là do lối sống không lành mạnh như lười vận động, béo phì…

Dù nam hay nữ, khi cơ thể bỗng xuất hiện thứ mùi này, hãy cảnh giác bệnh tiểu đường đang “rình rập”- Ảnh 2.

Lười vận động, béo phì... là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường.

Một trong những biến chứng của tiểu đường được gọi là hiện tượng ketoacidosis (DKA). Nó xảy ra khi cơ thể bạn bị giảm lượng isulin, không chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ thể.

Vì vậy, cơ thể bắt đầu phân hủy các axit béo để tạo ra năng lượng. Điều này tạo ra sự tích tụ của các hóa chất có tính axit được gọi là xeton trong máu, gây ra mùi ngọt của cơ thể giống mùi trái cây hoặc kẹo dẻo. Có thể bạn sẽ không tự phát hiện được, nhưng những người xung quanh bạn sẽ rất dễ nhận biết, thậm chí bác sĩ sẽ lập tức phát hiện được khi bạn đến khám.

Bên cạnh đó, nếu tiểu đường không được kiểm soát tốt hoặc mức đường huyết tăng cao trong thời gian dài, cơ thể có thể sử dụng chất béo thay vì đường để tạo năng lượng, dẫn đến sự phân giải chất béo và tạo ra xeton. Một số người có thể cảm thấy mùi xeton trong hơi thở hoặc mồ hôi của họ.

Dù nam hay nữ, khi cơ thể bỗng xuất hiện thứ mùi này, hãy cảnh giác bệnh tiểu đường đang “rình rập”- Ảnh 3.

Khi cơ thể có mùi ngọt như mật, hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, vi khuẩn trên da cũng có thể gây ra mùi cơ thể không mấy dễ chịu, đặc biệt là khi mức đường huyết tăng vọt mất kiểm soát. Sự phát triển của vi khuẩn trên da có thể được kích thích bởi môi trường ẩm ướt, chẳng hạn như mồ hôi… từ đó làm tăng nguy cơ có mùi ngọt trên cơ thể.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo, nếu bạn nhận thấy mùi ngọt trong hơi thở hoặc mồ hôi… cùng với bất kỳ những triệu chứng bất thường khác thì phải cảnh giác. Đặc biệt nếu kèm theo mệt mỏi, khô miệng, khó thở, đau bụng… nên lập tức đi tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Làm sao để phòng tránh bệnh tiểu đường?

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu phát hiện bản thân có đường huyết cao, bạn nên học cách điều tiết chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt để đưa lượng đường trong máu về bình thường. Có như vậy thì mới dễ dàng kiểm soát bệnh và ngăn chặn những biến chứng khác.

- Uống nhiều nước: Khi đường huyết tăng cao sẽ dễ làm bạn đi tiểu nhiều lần, dẫn đến môi khô miệng rát vì thiếu nước. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, giảm khó chịu cho cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.

- Tập thể dục thường xuyên: Vận động sẽ giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải, đồng thời làm tăng độ nhạy insulin. Khi đó các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có sẵn trong máu một cách tốt hơn, không còn bị tích tụ lại trong cơ thể.

Theo Indiatimes, Healthline

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại