Đối với nhiều người, lá ngải cứu chỉ là một loại rau mọc dại trong vườn, không cần chăm sóc mà chúng vẫn tươi tốt, do đó không biết hết được giá trị của nó dành cho sức khỏe.
Trong lịch sử, ngải cứu từng được xem là một món ăn chủ yếu trong triều đình trong cung điện Trung Hoa qua nhiều triều đại. Nó vô cùng quý giá và có mùi thơm rất tinh tế.
Mặc dù những người không thích thì khi ngửi sẽ thấy nó có mùi hơi khó chịu, nhưng thực tế, mùi hương độc đáo của ngải cứu lại mang một giá trị tuyệt vời trong việc xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra, cây ngải cứu ít khi bị râu nhện hay côn trùng tấn công như các loài thực vật khác.
Ngải cứu được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Châu Á, mọc nhiều trong vườn, trong các vùng quê. Nó có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi vào mùa xuân. Người dân ở vùng nông thôn đã quen với sự xuất hiện của cây ngải cứu và dùng nó làm thực phẩm.
Ngay kể cả những người sống ở thành phố, không có vườn, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể tìm mua được ngải cứu ở chợ xanh hay những siêu thị bán thực phẩm xanh với giá rất bình dân.
Vì sao Đông y ví ngải cứu tốt hơn thuốc ngủ?
Đông y nghiên cứu cho thấy ngải cứu có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Lá ngải cứu có thể làm ấm kinh mạch, điều hòa khí huyết, an thần, tĩnh tâm, thông kinh hoạt lạc, loại bỏ phong hàn, chống cảm lạnh.
Có rất nhiều người thích sử dụng lá ngải cứu vào việc châm cứu và đun nước uống, nhưng nhiều người chọn lá ngải cứu non để nấu canh.
Khi chế biến thành món canh, lá ngải cứu sẽ có vị thơm nhẹ, thanh mát. Vào mùa xuân cho tới đầu hè, ăn một bát canh ngải cứu có tác dụng làm ấm cơ thể, thư giãn đầu óc, đặc biệt là đối với phụ nữ, ăn một bát canh này còn có thể an thần, giúp ngủ ngon từ đêm tới sáng.
Ở góc độ sức khỏe, ngải cứu là món ăn lành tính, dễ hấp thụ, có tác dụng tốt cho sức khỏe, không bị phụ thuộc như thuốc ngủ. Nên Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc quý trong vườn.
Cách chế biến món canh ngải cứu
Đây là món ăn tốt cho những người khó ngủ, mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, bất an, khí huyết kém.
Nguyên liệu:
Lá ngải cứu tươi non: 300g
Thịt nạc: 200g
Gừng tươi thái sợi nhỏ: 1 ít vừa ăn
Bột gia vị: Vừa ăn
Rượu nấu ăn/rượu trắng, dầu ăn, muối.
Cách chế biến:
1. Chọn và rửa lá cây ngải tươi, và sử dụng lá cây ngải để nấu canh. Bí quyết chọn rau là hãy chọn những chiếc lá nhỏ non hơn và xanh hơn, và lá ngải cứu có màu già hơn thì có vị đắng hơn.
2. Chuẩn bị một ít thịt nạc, cắt thành lát mỏng, thêm một ít tinh bột ướp vào thịt để làm cho những lát thịt trở nên mềm và mịn hơn, tốt hơn là nên ướp một chút rượu trắng để khử mùi trước khi nấu ăn, trộn một chút dầu và muối để ướp và chờ ngấm gia vị.
3. Ngoài ra, chuẩn bị một ít gừng tươi thái nhỏ. Gừng cho vào món ăn không chỉ tăng thêm hương vị, mà còn có thể xua tan cảm lạnh và làm ấm dạ dày, và bạn có thể chuẩn bị một ít để nấu ăn cùng với ngải cứu hoặc các món ăn phù hợp khác.
4. Thêm một lượng nước thích hợp vào nồi, đun tới khi nước sôi, cho các lát thịt nạc và gừng thái nhỏ và đun sôi trên lửa vừa thấp đủ để giữ lại hương vị của thịt nạc.
5. Sau khi thịt được nấu chín kỹ. Cho phần rau ngải cứu đã rửa sạch vào nồi, đun trên lửa vừa, thêm một chút dầu và một lượng muối vừa phải, và tắt lửa khi rau đổi màu và chín tới.
Đây là món canh bạn không cần phải nấu quá lâu, khi cho rau ngải cứu vào nồi, nấu sôi và rau chuyển màu, ngửi thấy hương vị thơm của rau là có thể coi như nấu xong.
Lấy canh ra bát, chờ nguội bớt là có thể thưởng thức.
Món rau ngải cứu sau khi nấu xong, có cảm giác mềm, thơm, mát, ăn vào miệng có cảm giác thư thái, uống nước canh có thịt sẽ có vị ngọt đậm.
Đây là món ăn nên ăn vào buổi tối, bạn sẽ có được một giấc ngủ tuyệt vời.
Lưu ý: Phần thịt nạc nấu kèm với rau ngải cứu, bạn có thể dùng thịt lợn hoặc thì gà.
Trong trường hợp không có thịt, bạn cũng có thể nấu với trứng gà để thay thế. Món ăn này cũng vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.
*Theo Health/TT