Võ Tắc Thiên (17/2/ 624 - 16/2/705, hay thường gọi Võ Hậu hoặc Thiên Hậu, là Hoàng hậu thứ 2 của Đường Cao Tông và đồng thời là Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 - 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Xuất thân trong một gia đình quý tộc cấp thấp, ngay từ khi mới 13 tuổi, bà tiến cung trở thành phi tử dưới triều Đường Thái Tông.
Sau cái chết của Thái Tông hoàng đế, bà bị ép phải xuất gia tại chùa Cảm Nghiệp. Về sau, bà được vị Tân đế là Đường Cao Tông nảy sinh tình ý và cho rước về cung, phong lên địa vị Chiêu nghi.
Sau khi trở về cung, bà hãm hại Vương Hoàng hậu và Tiêu thục phi khiến họ bị phế truất. Ngay sau đó, bà được sắc phong ngôi Hoàng hậu, cùng Cao Tông quản lý chính sự triều đình, sử xưng là Nhị Thánh. Việc này trái với điển lệ Nho giáo.
Nữ Hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh hoạ.
Không bao lâu sau khi Cao Tông hoàng đế qua đời (683), bà phế truất người kế vị là Đường Trung Tông, đưa Đường Duệ Tông lên ngôi, nắm hết mọi quyền hành, tiêu diệt phe đảng các đại thần chống đối như Bùi Viêm, Từ Kính Nghiệp, Việt vương Lý Trinh.
Năm 690, Võ Thái hậu đoạt ngôi nhà Đường, xưng làm Võ Chu Hoàng Đế, sáng lập triều đại riêng xen giữa triều Đường, sử sách gọi là triều đại Võ Chu.
Trong vô vàn những chuyện thị phi xoay quanh cuộc đời đầy quyền lực của vị nữ hoàng độc nhất này, người ta còn nhắc đến những cuộc tình vụng trộm và “cực kỳ dâm đãng” của Võ Tắc Thiên.
Đó là cuộc tình với vị tiểu hòa thượng khi bà 14 tuổi và việc tranh giành người tình với con gái - công chúa Thái Bình.
"Cặp" với tiểu hòa thượng khi 14 tuổi
Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2 năm 625, tên thật của bà là Võ Chiếu. Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm.
Thấy tên Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mỵ, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mỵ Nương.
Sách cũ Trung Quốc còn ghi chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp phải mê mẩn.
Không những thế, mặc dù ở lứa tuổi ‘vắt mũi chưa sạch”, nhưng Võ Chiếu khi đó đã rất am hiểu “chuyện giường chiếu”.
Đây cũng chính là “chiêu bài” khiến cho một người đáng tuổi bố như vua Đường Thái Tông say mê Mỵ Nương đến mức mê mẩn, ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi ra khỏi cung.
Đến khi Đường Thái Tông băng hà, theo lệ, những phi tần cung nữ phải chết theo nhà vua.
Biết được ngày này sẽ đến với mình nên khi Đường Thái Tông lâm trọng bệnh, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Võ Chiếu đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết theo vua.
Cũng trong những ngày ở tại ngôi chùa này, Võ Chiếu đã đem lòng yêu một vị hòa thượng, tạo thành một chuyện tình ly kỳ ngay tại nơi “linh thiêng” vào bậc nhất này.
Sau khi vua Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên đã bắt đầu cuộc sống cô độc với thân phận ni cô tại ngôi chùa Cảm Nghiệp nằm chênh vênh trên núi.
Trong những ngày tháng “đen tối” nhất của cuộc đời, trong chính ngôi chùa linh thiêng đó, Võ Tắc Thiên đã gặp một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Từ bé Võ Tắc Thiên đã có "tố chất". Hình minh hoạ.
Theo sử sách còn ghi lại, cả Phùng Tiểu Bảo và Võ Tắc Thiên đều là người không muốn xuất gia, nhưng do hoàn cảnh nên cả hai đã gặp nhau tại nơi cửa Phật.
Lần đầu tiên hai người gặp nhau khi Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi còn Phùng Tiểu Bảo cũng chỉ mới 17. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đội này trở nên thân thiết và dính với nhau như hình với bóng.
Mặc dù xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo khi đó mới chỉ là chú tiểu nên nỗi vương vấn với trần tục vẫn còn sâu đậm.
Tương truyền rằng, Tiểu Bảo vẫn thường xuyên xuống núi để bẫy chim và mang những chiến lợi phẩm này về cùng chia sẻ với Võ Tắc Thiên.
Không những thế, trong những công việc hàng ngày ở chùa, Tiểu Bảo cũng thường giúp đỡ “ người đẹp ” rất tận tình.
Lúc thì gánh nước, quét sân giúp, lúc thì sâu kim và giặt giũ cùng. Chính vì thế tình cảm giữa hai người ngày càng trở nên sâu đậm.
Sau khi Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mỵ Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ và hoài thai Thái tử.
Sau đó Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi. Cuộc ra đi của Võ Tắc Thiên đã khiến cho Phùng Tiểu Bảo cảm thấy hết sức bất ngờ và đau khổ.
Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ.
Cũng có nhiều lời đồn thổi rằng, vì lưu luyến với người tình đã ở bên mình trong những ngày tháng hoạn nạn, Võ Tắc Thiên vẫn qua lại và coi Phùng Tiểu Bảo là người tình tri kỷ khó thay thế.
Vì vậy, trong những lần lén lút trốn đi gặp nhau, mặc dù đã là một vị hòa thượng nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn “chung chăn gối” với Võ Tắc Thiên.
Hai mẹ con chung một người đàn ông
Để có thể qua lại với Phùng Tiểu Bảo một cách dễ dàng, Võ Tắc Thiên sau khi lên ngôi hoàng đế đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục và đưa vào cung.
Để có thể qua mặt được nhiều “tai mắt” trong hậu cung và tránh những điều tiếng không đáng có, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của mình, đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa.
Mặc dù nhận được sự sủng ái đặc biệt từ Võ Tắc Thiên, nhưng vốn là một kẻ háo sắc nên ngay sau khi vào cung Hứa Hoài Nghĩa đã kịp “trang bị” cho mình rất nhiều tình nhân mới.
Một điều đặc biệt là trong số những “nhân tình nhân ngãi” này cũng có tên của Thái Bình công chúa- con gái duy nhất của Võ Tắc Thiên với Hoàng đế Lý Trị.
Sau khi vào cung, nhận được sự sủng ái quá đặc biệt của Võ Tắc Thiên nên Hứa Hoài Nghĩa đã trở thành một kẻ kiêu ngạo và coi trời bằng vung.
Ngoài hai mẹ con nhà họ Võ là “tình nhân cao cấp” ra, Hứa Hoài Nghĩa còn có một danh sách người tình dài đến chục trang và đủ các thân phận khác nhau.
Sử sách Trung Hoa còn ghi lại, con rơi con vãi của cựu hòa thượng họ Hứa này cũng đã có tới vài chục.
Không những thế, Hứa Hoài Nghĩa luôn có thái độ kiêu ngạo với mọi người, đồng thời lợi dụng sự ân sủng của Võ Tắc Thiên để mưu lợi cá nhân cho mình.
Một Võ Tắc Thiên đầy kiêu hãnh. Hình minh hoạ.
Nhờ tài ăn nói khéo léo cộng với vẻ ngoài bảnh bao công tử, nên sau một vài lần gặp mặt dù đã là người có chồng nhưng Thái Bình công chúa vẫn bị sức quyến hút của Hứa Hoài Nghĩa làm cho mê mẩn.
Để có thể thường xuyên được gặp gỡ người đàn ông này, Thái Bình công chúa đã liên tục mời Hứa tiên sinh đến phủ để đàm đạo chuyện thế sự.
Có những hôm sau khi chuyện đàm đạo kết thúc, người ta đã không nhìn thấy Thái Bình công chúa và Hứa Tiên sinh ở đâu ?
Biết được thông tin về Hứa Hoài Nghĩa và con gái, Võ Tắc Thiên đã vô cùng tức giận nhưng cũng không biết nên giải quyết thế nào.
Với ý nghĩ một vị cựu hòa thượng lại cùng ‘chung đụng” với hai mẹ con quyền thế đã khiến Võ Tắc Thiên nổi điên. Từ thái độ đặc biệt sủng ái với “người tình lâu năm”, vị hoàng đế này đã quay sang căm ghét Hứa Hoài Nghĩa.
Khi Thái Bình công chúa biết được nguồn tin thân cận mật báo rằng, Hứa Hoài Nghĩa chính là “người tình bí mật” của mẹ, cô đã phản ứng khá gay gắt.
Thay vì bảo vệ người tình của mình, Thái Bình công chúa đã đến gặp Võ Tắc Thiên và trình bày nguyện vọng muốn “xử lý” tên dâm đãng này.
Vốn đã hận Hứa Hoài Nghĩa vì dám “cặp kè” với con gái mình, lại không thể ưa nổi thái độ hách dịch, kiêu ngạo của một tên ‘vô danh tiểu tốt”, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh thủ tiêu người tình thuở nào của mình.
Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hoàng đế đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường.
Không một lời giải thích, không có sự báo trước từ Võ Tắc Thiên, Hứa Hoài Nghĩa đã bị đánh đến chết bởi một đội quân hùng hậu với gậy sắt trong tay.
Không chỉ dừng lại ở đó, xác của Hứa Hoài Nghĩa còn được lệnh đốt thành tro rồi vùi xuống bùn sâu. Theo lời giải thích của các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm vĩnh viễn che giấu đi sự thật trần trụi về mối tình của hai mẹ con với một… cựu hòa thượng.
Dâng trai giải sầu cho mẹ
Sau khi Hứa Hoài Nghĩa bị xử tử, để xoa dịu “nỗi đau thầm kín” của mẹ, Thái Bình công chúa đã giới thiệu cho Võ Tắc Thiên người em trai của chồng làm bầu bạn.
Theo sử sách ghi lại thì người đàn ông này có tên là Trương Sướng Tôn và là một “mỹ nam” thực sự.
Để miêu tả vẻ đẹp của Trương tiên sinh, có tài liệu đã ghi: “Trương Sướng Tôn có khuôn mặt trong sáng như pha lê với ánh mắt và khóe miệng luôn hút hồn người đối diện.
Không những thế, với làn da trắng ngần, mềm mại và thân hình uyển chuyển như một thiếu nữ, Trương tiên sinh quả thực là một đệ nhất mỹ nam”.
Lần đầu tiên gặp gỡ Trương Sướng Tôn, Võ Tắc Thiên đã lập tức đắm đuối tới mức mê mẩn. Sau đó không lâu, chàng trai họ Trương đã được lệnh vào cung để hầu hạ “hoàng đế” và trở thành một cánh tay đắc lực giúp việc cho Võ Tắc Thiên.
Nhờ có sự chăm sóc “ân cần và chu đáo” từ Trương mà thần sắc cũng như tinh thần của Võ hoàng đế thay đổi rõ rệt. Cũng chính vì lý do này mà Trương Sướng Tôn được Võ Tắc Thiên vô cùng ân sủng.
Cũng giống như Hứa Hoài Nghĩa, khi nhận được sự sủng ái đặc biệt từ người đứng đầu triều đình, Trương Sướng Tôn cũng trở nên kiêu ngạo.
Không những thế, Trương còn “chơi trội”, cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Tắc Thiên. Vào một ngày đẹp trời, khi cặp đôi này hú hý với nhau tại vườn thượng uyển thì bị Võ Tắc Thiên bắt gặp.
Lập tức, Võ hoàng đế đã rút gươm và chém sượt qua đầu ả nha đầu trong sự bàng hoàng của Trương Sướng Tôn.
Tuy nhiên sau đó chuyện này đã được “giải quyết” êm đẹp vì Thái Bình công chúa đã có ý kiến rằng “không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ”.
Mối tình đơn phương với Địch Nhân Kiệt
ít ai biết Võ Tắc Thiên còn đem lòng yêu thầm một người đàn ông khác dù người này đã từ chối tình cảm của bà. Mối tình đơn phương đó chính là thần thám Địch Nhân Kiệt.
Địch Nhân Kiệt văn võ toàn tài, làm tể tướng dẫn binh phá Khiết Đan và biết nhìn người, tiến cử không ít nhân tài cho Võ Tắc Thiên, được bà gọi thân mật là “Quốc lão”.
Sự tin tưởng của Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt không chỉ là niềm tin của một vị vua giành cho Đại thần mà là thứ tình cảm sâu sắc, tình yêu đơn phương.
Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào chầu, Võ hậu đều ngăn không cho quỳ lạy mình và nói "Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau". Địch Nhân Kiệt từng nhiều lần cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho.
Năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: “Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!”.
Nhiều lần Võ Tắc Thiên bày tỏ tình cảm đều bị Địch Nhân Kiệt từ chối. Và cả đời bà dù "cặp kè" với nhiều người đàn ông khác nhau nhưng vẫn dành tình cảm đặc biệt cho vị quan nổi tiếng này.
Tám mươi tuổi vẫn không thể thiếu đàn ông
Lúc ấy, dù đã 61 tuổi nhưng bà vẫn không ngừng tuyển chọn các mỹ nam, những người khỏe mạnh, khôi ngô và giỏi giang trong chuyện chăn gối để vào cung hầu hạ.
Những cuộc ân ái thâu đêm suốt sáng của Võ Tắc Thiên cứ diễn ra liên tục và đều đặn tưởng như kéo dài không hồi kết.
Hết người này đến người khác, các mỹ nam trong cung có đêm phục vụ Võ Tắc Thiên, có đêm được nghỉ ngơi dưỡng sức, còn riêng vị nữ hoàng đế dâm loạn này thì không có đêm nào có thể thiếu đàn ông.
Võ Tắc Thiên già vẫn thích "hơi đàn ông". Hình minh hoạ.
Đến tuổi 80, Võ Tắc Thiên vẫn chọn toàn những nam nhân trẻ trai, sung mãn để thỏa mãn niềm khoái lạc thân xác.
Khi nào có sự suy giảm về khả năng ham muốn là ngay lập tức Võ Tắc Thiên cho truyền ngự y để yêu cầu dâng lên bài thuốc bí truyền được chế từ cây ích mẫu giúp bà giữ mãi sự sung mãn cực độ.
Chuyện dâm loạn trong cung cấm không hiếm, chuyện mỹ nhân có nhiều đời chồng cũng không lạ, nhưng khả năng “yêu” sung mãn đến 80 tuổi thì quả nhiên chỉ có duy nhất một mình Võ Tắc Thiên trong lịch sử Đông Tây kim cổ.
Phải nói vị nữ hoàng đế này là người có nhiều cái đặc biệt và duy nhất nhất trong lịch sử Trung Hoa từ trước tới giờ.