Đây chính là thiên đường của "giai cấp vô sản” ở Hong Kong

Diệp Anh |

Không thể chi trả những khoản tiền thuê nhà đắt đỏ, một bộ phận lớn những người thu nhập thấp tại Hong Kong phải dựa dẫm vào các cửa hàng ăn nhanh để tá túc qua đêm.

Người tị nạn McDonal (McRefugees) là từ dùng để chỉ những người không có khả năng chi trả tiền thuê nhà và buộc phải vật vờ, tạm bợ ở những quán ăn nhanh mở cửa suốt 24h tại Hong Kong.

Ngày 3/10/2015, một phụ nữ trung niên tại đây đã đột tử bên trong một quán ăn nhanh và phải đến vài tiếng sau, người ta mới phát hiện người này đã ra đi.

Cũng từ sau vụ việc này mà cụm từ McRefugees vốn chẳng lạ lẫm gì, nay lại tiếp tục gây ra một cuộc tranh luận gay gắt.

Từ năm 2006, do ngày càng có nhiều các cửa hàng McDonal tại Hong Kong thay đổi giờ kinh doanh, chuyển sang mở cửa 24h/ngày nên nơi đây đã trở thành điểm đến của nhiều tầng lớp người khác nhau trong xã hội.


Người đàn ông này thậm chí còn mang cả gối đến cửa hàng McDonal để ngủ cho thoải mái hơn.

Người đàn ông này thậm chí còn mang cả gối đến cửa hàng McDonal để ngủ cho thoải mái hơn.

Trong số những người lựa chọn cách “ký cư” tại các cửa hàng McDonal, có đàn ông và phụ nữ, có người già và không thiếu cả những thanh niên khỏe mạnh.

Không hẳn tất cả trong số này đều không có việc làm, song do mức thu nhập của họ quá thấp, trong khi sinh hoạt phí, giá cả thuê nhà tại Hong Kong quá đắt đỏ.

Vì thế, họ chỉ có thể lựa chọn tiêu tiền vào thực phẩm để duy trì hơi thở, mà không thể lo cho mình một chỗ nương náu qua ngày. Với những người này, đúng hơn nên gọi họ là McSleepers – những người ngủ tại quán McDonal.


Người vô gia cư nằm la liệt trên ghế trong nhà hàng mở cửa 24h/ngày.

Người vô gia cư nằm la liệt trên ghế trong nhà hàng mở cửa 24h/ngày.

Truyền thông Hong Kong gần đây đã đưa tin về hiện trạng cuộc sống của “Người tị nạn McDonal” với nội dung như sau:

“Khi màn đêm dần buông xuống, những cửa hàng ăn nhanh lập tức biến thành nơi tiếp đãi lâm thời, thu hút không ít những người nghèo nhất trong thành phố”.

Tất nhiên, ngay ở những cửa hàng McDonal tại Nhật Bản hay Trung Quốc đại lục cũng có những người phải chọn cách sống như thế này, nhưng phần lớn trong số đó đều là những người già cả, khó có thể đáp ứng được giá thuê phòng cao với mức thu nhập “giậm chân tại chỗ”.


Một góc khuất của xứ Cảng thơm giàu có phồn hoa.

Một góc khuất của xứ Cảng thơm giàu có phồn hoa.

Rõ ràng, vấn đề này tại Hong Kong nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những nơi khác.

Một học giải giải thích rằng: Một vấn đề lớn của Hong Kong là thiếu không gian sinh sống cho người dân. Những người thiếu tiền thường phải tìm đến những nơi như cửa hàng ăn nhanh để kiếm chỗ ngả lưng.

Nơi đó ban ngày tụ hội phần lớn những người chưa thành niên và người già còn khi tối đến, “khách hàng” của họ hầu hết đều là những người vô gia cư, thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội.


Nếu không có những cửa hàng ăn nhanh kinh doanh 24 tiếng trong ngày, ắt hẳn nhiều người ở Hong Kong sẽ phải ngủ đầu đường, xó chợ.

Nếu không có những cửa hàng ăn nhanh kinh doanh 24 tiếng trong ngày, ắt hẳn nhiều người ở Hong Kong sẽ phải ngủ đầu đường, xó chợ.

So sánh giữa một căn phòng thuê với giá “cắt cổ” và việc ngủ ngoài đường, xó chợ, họ thà bỏ một chút tiền, gọi một xuất ăn nhẹ và được ngủ trong cửa hàng ấm áp. Nhiều người thậm chí còn coi đây chính là nhà của họ.


Rõ ràng, Hong Kong không phải là miền đất hứa của tất cả những ai đang sống tại đây.

Rõ ràng, Hong Kong không phải là miền đất hứa của tất cả những ai đang sống tại đây.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại