Giải mã "vũ khí lợi hại" hạ gục nữ hoàng sung mãn Võ Tắc Thiên

Nguyễn Nhung |

Là một phụ nữ nổi tiếng sung mãn, nên khi đã ở tuổi xế chiều, Võ Tắc Thiên vẫn không thể vượt qua được sự mê hoặc của men tình và dục vọng.

Võ Tắc Thiên sủng ái đàn ông kể từ sau khi đăng cơ, đó là chuyện hầu như bất cứ ai quan tâm đến Nữ hoàng này đều biết. Khi đăng cơ, bà đã gần 70 tuổi.

Trước đó, vì dành phần lớn thời gian cho các cuộc đấu tranh chính trị, nên chỉ sau khi ổn định ngôi vị, người phụ nữ ở tuổi 67 mới bắt đầu hưởng thụ cuộc sống “yêu đương”.

Người tình đầu tiên

Một số tài liệu lịch sử của Trung Quốc ghi chép lại rằng, người đàn ông đầu tiên được Võ Tắc Thiên sủng ái, đó là tăng nhân Tiết Hoài Nghĩa, tên tục là Phùng Tiểu Bảo.

Nhân vật này vốn xuất thân là một người bán thuốc dạo quanh kinh thành Lạc Dương, lọt vào mắt xanh của Võ Tắc Thiên khi bà còn là Thái hậu (năm 685).

Để che mắt thiên hạ, người phụ nữ quyền này đã ra lệnh cho Tiết xuất gia, lấy thân phận tăng nhân ra vào cung đình, để tiện cho việc hai người gặp gỡ, ân ái.

Theo các ghi chép còn lưu lại đến ngày nay, Võ Tắc Thiên dành tình cảm yêu, thích đặc biệt cho vị tiểu hòa thượng này. Bà đã cho xây “Minh đường” tặng riêng cho Tiết, đồng thời phong ông ta làm Uy vũ đại tướng quân, Lương quốc công.

Khác hẳn với suy nghĩ của hậu thế, rằng đây chỉ là một kẻ bất tài, dựa vào tướng mạo “bám váy phụ nữ”, họ Tiết này rất có năng lực.

Năm 693, Tiết Hoài Nghĩa thậm chí còn được giao đến chức Phụ quốc Đại tướng quân, hàm chính nhị phẩm, đem quân thảo phạt quân phản loạn Đột Quyết. Không chỉ vậy, nhân vật này còn đóng vai trò tuyên truyền rất lớn trong việc Võ Tắc Thiên đăng cơ.


Phùng Tiểu Bảo được Võ Tắc Thiên lệnh cho xuất gia, được ban cho danh pháp Tiết Hoài Nghĩa, ngày ngày có thể ra vào cung gặp nữ hoàng mà không ngại bị dị nghị.

Phùng Tiểu Bảo được Võ Tắc Thiên lệnh cho xuất gia, được ban cho danh pháp Tiết Hoài Nghĩa, ngày ngày có thể ra vào cung gặp nữ hoàng mà không ngại bị dị nghị.

Vì người tình lệch tuổi có địa vị cao nhất trong thiên hạ, Tiết không tiếc công đi khắp nơi tuyên truyền trong dân gian, tạo thế lực dọn đường cho việc Võ Tắc Thiên lên nắm quyền trị đất nước.

Thậm chí, tiểu hòa thượng còn tổ chức ra “Hòa thượng thỉnh nguyện đoàn” và “Ni cô thỉnh nguyện đoàn”, khẩn khoản thỉnh cầu người phụ nữ này đăng cơ.

Tuy nhiên, phẩm chất của một con người xuất thân từ anh bán thuốc dạo này được ghi chép lại khá tồi. Kể từ sau khi được nữ hoàng sủng ái, Tiết Hoài Nghĩa tự cao tự đại, thậm chí còn chuyên thu lạp một nhóm hòa thượng lưu manh, hoành hành ngang dọc.

Ngay cả cháu của Võ Tắc Thiên là Võ Tam Tư nhìn thấy ông ta, cũng phải kính cẩn cúi đầu chào.

Có một lần, Tiết Hoài Nghĩa vì mắng Tể tướng Tô Lương Tự như “hắt nước vào mặt” giữa chốn đông người, nên đã bị đánh một trận nhừ tử.

Sau vụ việc này, Tiết đem chuyện tâu lên Võ Tắc Thiên. Không ngờ, khi nghe xong chuyện, “người tình già” không những không bênh vực, mà còn cảnh cáo ông ta “phải thật thà”, đồng thời sai quan ngự sử Chu Cự trị tội toàn bộ đám tay chân lưu manh của tiểu hòa thượng.

Võ Tắc Thiên khi đó phân xử công – tội vẫn rất minh bạch, rạch ròi.

Về sau, do Tiết Hoài Nghĩa ngày càng “sinh hư”, lại thêm việc nữ hoàng có thêm người tình mới, nên hình bóng của anh bán thuốc dạo dần trở nên mờ nhạt.

Tức tối vì hờn ghen, Tiết Hoài Nghĩa đã châm một mồi lửa, thiêu cháy “Minh đường”. Kể từ đây, tiểu hòa thượng chính thức thất sủng. Tên tuổi ông ta, dần cũng tiêu tan trong sử sách.

Có giả thuyết cho rằng, người này đã bị Công chúa Thái Bình trừ khử, nhưng cũng có ý kiến nhận định, “phi công trẻ” của Nữ hoàng đã bị cháu của bà là Võ Tam Tư thủ tiêu.

Người tình thứ hai

Sau Tiết Hoài Nghĩa, Võ Tắc Thiên còn sủng ái một người đàn ông khác, đó là Thái y Thẩm Nam Mâu.

Vị Thái y này tình tình ôn hòa, thận trọng, ngày ngày chăm sóc Nữ hoàng từng li từng tí. Cũng chính vì Võ Tắc Thiên tin dùng, sủng ái Thẩm Nam Mâu, Tiết Hoài Nghĩa mới bực tức đốt Minh đường.


Với Võ Tắc Thiên, Thẩm Nam Mưu cung cúc phục vụ tận tình.

Với Võ Tắc Thiên, Thẩm Nam Mưu cung cúc phục vụ tận tình.

Sau vụ việc này, Thái y họ Thẩm trong lòng vì lo lắng sợ hãi, không lâu sau đã qua đời.

Tuy nhiên, cũng có giai thoại kể lại rằng, vì sức khỏe của Thẩm Nam Mậu không tốt, tinh lực không thể sung mãn như trai trẻ nên không thể “thỏa mãn” được nỗi khát khao của Võ Tắc Thiên.

Cuối cùng vào một đêm đẹp trời, người có y pháp giỏi từng chữa khỏi chứng ngứa nan y cho Võ hậu nhưng không thể tự chữa nổi mệnh mạch của chính mình, hứng chịu cái chết bất đắc kỳ tử.

Mặc dù việc nữ hoàng Đường triều sủng ái đàn ông cũng như cuộc sống riêng tư của bà ngoài tạo ra không ít tai tiếng lưu truyền trong thiên hạ, song nó tuyệt nhiên không ảnh hưởng nhiều đến việc chiều chính.

Rước án tử vào người vì đưa anh em họ Trương vào cung

Chỉ đến khi Võ Tắc Thiên đã về già, chuyện mới trở nên tồi tệ. Đó là khi hai anh em Trương Xương Tông và Trương Dị Chi xuất hiện trong nội điện và hậu cung của nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Hai anh em họ Trương được Võ Tắc Thiên sủng ái từ năm 697. Ban đầu, mối quan hệ này còn lén lút, việc ra vào cung của họ không được công khai.

Thấy bất tiện, Võ Tắc Thiên bèn nghĩ ra một cách, lấy lý do cần sửa sách “Tam giao châu anh”, đã ban cho hai anh em một danh phận chính đáng để có thể công khai đi lại tự do trong cung đình.

Khác với những người đàn ông từng được nữ hoàng sủng ái, hai nhân vật này nuôi một dã tâm chính trị rất lớn.

Nếu so với Tiết Hoài Nghĩa cao ngạo hay Thẩm Nam Mâu thận trọng, việc tiếp cận được Võ hậu với anh em họ Trương không khác gì cá gặp nước.

Trương Xương Tông thông thạo âm luật, người em trai Dị Chi thông thạo ca vũ, anh em họ Trương người đàn kẻ hát khiến Võ Tắc Thiên như mảnh đất khô cằn gặp mưa rào, trong lòng hân hoan phấn chấn, ngày ngày hưởng lạc các thú vui nhục dục.


Là một phụ nữ quyền lực, nắm trong tay quyền sinh quyền sát, nhưng khi đến tuổi xế chiều, Võ Tắc Thiên cũng đã không thể vượt qua được cửa ải dục vọng.

Là một phụ nữ quyền lực, nắm trong tay quyền sinh quyền sát, nhưng khi đến tuổi xế chiều, Võ Tắc Thiên cũng đã không thể vượt qua được cửa ải dục vọng.

Nhờ lấy lòng nữ hoàng, anh em Trương nhanh chóng được đưa vào cung, trực tiếp can dự chuyện triều chính.

Ngay sau khi được cất nhắc, họ lập tức triển khai kế hoạch đã nung nấu trong lòng, nhận hối lộ, mua quan bán chức. Dựa hơi nữ hoàng, hai người này “làm việc” rất có “uy tín”, sau khi nhận tiền sẽ sắp xếp, bố trí công việc, tuyệt đối không nuốt lời.

Có một lần, có người họ Dương đút lót Trương Dị Chi. Vì người nhà của Trương lúc “hành sự” đã quên mất người này. Biết chuyện, Dị Chi không nói gì, lập tức thăng quan cho tất cả những người họ Dương trong kinh thành.

Nạn tham nhũng của nhà Võ Chu những năm Võ Tắc Thiên về già vì lẽ đó mà càng lúc càng nghiêm trọng.

Không chỉ nhận tiền hối lộ, anh em họ Trương còn bắt dầu bài trừ những người không thuộc phe cánh với mình. Đặc biệt là khi Võ hậu trở nên già cả, dã tâm của họ càng trở nên lộ liễu.

Vì mối hận thù, đố kỵ với Tể tướng Ngụy Nguyên Trung, anh em Trương đã bày mưu luận tội, hãm hại Tể tướng.

Sau đó, con trai của Võ Tắc Thiên là Lý Đán và Lý Hiển để lấy lòng anh em Trương Xướng Tông và Trương Dị Chi, đã dâng tấu xin phong vương cho hai người này.

Chìm đắm trong vui thú và hưởng lạc cùng anh em họ Trương, “bà già” Võ Tắc Thiên lúc này đã trở nên lơ là việc quốc gia đại sự.

Năm 705, người phụ nữ quyền lực này dứt khoát không gặp quần thần, ngày ngày đóng cửa hoan lạc cùng hai người tình trẻ, không màng đến quyền hành. Cũng chính vì lẽ này, thảm họa đã giáng xuống.

Tháng giêng năm 705, Tể tướng Trương Giản Chi phát động chính biến, liên kết với Võ vệ đại tướng quân Lý Đa Tộ dẫn 500 quân tiến vào cung, giết chết hai “phi công trẻ” họ Trương, ép Võ Tắc Thiên thoái vị, trao quyền cho Thái tử Lý Hiển.

10 tháng sau đó, nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa qua đời ở tuổi 83 trong thân phận Hoàng thái hậu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại