Những con số “siêu thú vị” ẩn trong bộ bài Tây

Nguyễn Nhung |

Bài tây là một công cụ giải trí khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta hiện nay song những tầng hàm ý bên trong bộ bài này chắc chắn nhiều người chưa biết.

Cho tới nay, chưa có bất cứ tài liệu nào giải thích được thời điểm xuất hiện của bộ bài Tây hiện nay nhưng vào thế kỷ 13-14 ở châu Âu, thú chơi bài dã được tiếp đón nồng nhiệt ở Venise, Tây Ban Nha…

Thậm chí tại Pháp, để thỏa mãn đam mê của nhà vua Charles VI lúc bấy giờ, ngành công nghiệp sản xuất bài tây đã cực phát triển. Giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi loại bài này đến nỗi đã có một sắc lệnh ban bố cấm dân đen không được chơi.

Đến năm 1480, người cũng bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá. Quốc Hội Anh thấy cần phải nhanh chóng ra lệnh cấm những người hầu và học việc không được chơi bài vào kỳ nghỉ lễ Noel.

Đến thế kỷ 16 và 17, bộ bài này đã trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng ở xứ sở sương mù.

Ý nghĩa của những con số trong bộ bài tây

Không phải ngẫu nhiên, bộ bài tây có 52 lá. 52 lá bài này tương ứng với 52 tuần trong năm và 12 tháng trong năm được đại diện bởi 12 lá bài đầu người.

4 chất rô – cơ – bích – tép trong bài lần lượt đại diện cho 4 mùa thu – xuân – đông – hè. Mỗi chất này trong bài đều có 13 lá, đó chính là tổng số tuần trong một mùa.

Ngoài 52 quân bài, trong bộ bài tây còn 2 cây Joker (hay còn gọi là phăng – teo) tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

Nếu coi mỗi quân Joker này là 1 điểm, J là 11 điểm, Q là 12 điểm và K là 13 điểm thì tổng số điểm mà 53 cây bài cộng lại là 365 – tương ứng với số ngày trong năm. Còn nếu cộng tổng 54 cây thì tổng sẽ bằng 366 – số ngày trong 1 năm nhuận.

Trong số những quân đầu người, K là vua, Q là hoàng hậu còn J là quân lính.

Vì bộ bài Tây trong giai đoạn đầu mới thịnh hành chủ yếu được sản xuất phục vụ các vua chúa, nên những quân đầu người này có ý nghĩa ám chỉ mỗi nước đếu có vua đứng đầu và những người kế cận hỗ trợ.

Hai màu đỏ và đen chủ đạo trong bài thể hiện cho tính chủ động của nam giới (màu đen) và tính thụ động của nữ giới (màu đỏ).

Lá bài đặc biệt nhất

Trong bộ bài Tây, át là lá bài đặc biệt và át bích là lá bài đặc biệt nhất.

Trên quân át, nhà sản xuất không in số 1 mà thay vào đó là chữ A, vì đây là chữ viết tắt của Ace – quân át. Ngoài ra, Ace còn có nghĩa là số 1, là nhà vô địch. Bởi thế quân át nắm giữ thuộc tính của từng loại quân bài và luôn dẫn đầu 12 quân còn lại.

Trong số 4 quân át, át bích (Ace of Spade) sở dĩ là đặc biệt nhất là vì biểu tượng Spade trên át bích to hơn các biểu tượng khác.

Át bích được xem là quân bài đại diện cho sức mạnh tối cao và có quyền lực nhất trong tất cả các quân bài, còn quyền lực hơn cả những vị vua và các quân át khác.

Truyền thuyết về quân 9 Rô

Trong số các truyền thuyết về bộ bài 52 lá, có một truyền thuyết về lá bài 9 Rô. Trong một thời gian dài, quân bài này đã được gọi là “tai họa của xứ Scottland”. Đã có nhiều lời giải thích về truyền thuyết trên nhưng mọi chuyện vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746).

Một cách giải thích khác thì nói rằng, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scottland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản.

Kể từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại