Ngày xưa 'bá quan văn võ' trót lỡ muộn giờ chầu, hoàng thượng sẽ xử lý ra sao?

TAMMY |

Đa số dân văn phòng mỗi ngày đều phải thức dậy từ sớm để kịp vào làm lúc khoảng 8h sáng, nhưng so với thời phong kiến thì chúng ta còn may mắn hơn nhiều!

Ảnh mang tính minh họa

Ảnh mang tính minh họa

Hỏi vui: Các quan lại trong triều nhiếp chính đều có giờ giấc, nếu có đại thần nào trót lỡ "đi làm muộn" thì sẽ ra sao, có bị nhà vua xử lý nặng không?

Đáp gọn: Dưới thời phong kiến, các quan lại thường phải thiết triều từ lúc 5h sáng, vậy nên những đại thần ở xa phải dậy từ 3h để "chuẩn bị đi làm". Họ thường phải di chuyển khi trời còn tối, và thời đó tuyệt nhiên không có đèn đường nên có chuyện có người còn... rơi xuống sông mất mạng vì không nhìn thấy đường.

Nếu vì một lý do nào đó mà vào chầu muộn, các đại thần cũng phải chịu những hình phạt nặng nề. 

Dưới triều đại nhà Đường (Trung Quốc), lỗi vào chầu muộn sẽ bị khấu trừ vào lương - nếu không có lý do có thể bị trừ cả tháng lương (thời vua Đường Văn Tông). Những trường hợp "nghỉ làm" lâu ngày thậm chí còn bị tống giam để cải tạo.

Nhà Minh là thời kỳ có hình phạt nghiêm khắc nhất, "Minh Luật" quy định đại thần vào chầu muộn sẽ bị phạt đánh 20 trượng, lặp lại nhiều lần sẽ bị đánh nặng hơn.

Tuy nhiên, vẫn có những triều đại khá 'nương tay' như thời nhà Tống, các đại thần nếu đến muộn có... thể lẻn vào chầu, hoàng thượng nhiều khi sẽ... giả vờ như không nhìn thấy họ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại