Cải thiện tầm nhìn: Cà rốt rất giàu beta-caroten, tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già.
Ổn định huyết áp: Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Đối với những người tiêu thụ cà rốt thường xuyên, huyết áp của họ sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định và trong tầm kiểm soát.
Ngừa ung thư: Theo nghiên cứu mới nhất, hợp chất falcarinol trong cà rốt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người như gan, phổi và đại tràng.
Làm đẹp da: Vitamin A trong cà rốt giúp làn da luôn mịn màng, sáng đẹp. Nếu thiếu hụt vitamin A, da và tóc sẽ bị khô quá mức. Cà rốt cũng giúp giảm hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt.
Giảm cholesterol: Cà rốt chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, chủ yếu là pectin, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Theo một nghiên cứu của chính phủ Mỹ, những người ăn khoảng một bát cà rốt mỗi ngày trong 3 tuần có thể giảm lượng lớn cholesterol trong máu.
Bảo vệ tim mạch: Do giàu carotenoid, cà rốt có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, alpha-carotene và lutein được tìm thấy trong cà rốt cũng bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Thải độc cơ thể: Cà rốt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin A, vì vậy, chúng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan.
Ngăn ngừa mất trí nhớ: Hợp chất dinh dưỡng trong cà rốt có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương, chống lão hóa sớm.
Tăng cường sức khỏe xương: Cà rốt chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C và canxi, vì vậy, ăn cà rốt hàng ngày có thể hỗ trợ xương chắc khỏe hơn./.